Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 10/01/2024, 15:57 PM

Khám phá ngôi cổ tự rộng hơn 50.000m2, ngự trên đỉnh một ngọn núi cao ở miền Bắc, nổi tiếng với vườn tháp chôn giữ tro cốt của hơn 1.000 tăng, ni lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Bắc Giang, mảnh đất địa linh nhân kiệt với nhiều điểm đến làm say lòng lữ khách. Một trong số đó không thể không nhắc đến ngôi cổ tự Bổ Đà, một trong những ngôi chùa cổ độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc và là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Nét kiến trúc độc đáo

Chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông

Chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông

Nằm trên dãy Bổ Đà sơn huyện Việt Yên, khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa, nay thuộc xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang). Chùa có tên gọi chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự, gọi tắt là chùa Bổ hay Tứ Ân Tự. Chùa toạ lạc ở vị trí phong thuỷ đắc địa, nằm về phía bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng.

Chùa là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu thời gian, bao bọc xung quanh là đồi núi, xóm làng

Chùa là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu thời gian, bao bọc xung quanh là đồi núi, xóm làng

Chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông. Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784 m² được phân ra làm ba khu rõ rệt, khu vườn 31.000 m², khu nội tự chùa 13.000 m² và khu vườn tháp rộng 7.784 m² cùng nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính gồm: Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp.

Chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo

Chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo

Chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam. Đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng. Hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng các vật liệu: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường. Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông.

Nơi đây còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ

Nơi đây còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ

Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường

Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường

Đặc biệt, nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, nơi chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài cây số, tạo vẻ trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất gần gũi với vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ.

chua-bo-da-16-863
Những nét kiến trúc chạm trổ tinh xảo của ngôi cổ tự

Những nét kiến trúc chạm trổ tinh xảo của ngôi cổ tự

Các mảng chạm khắc tinh xảo tại các hạng mục kiến trúc của di tích thể hiện nhiều đề tài phong phú như: hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, hình lá lật, linh thú, đề tài tứ linh, tứ quý… như một bảo tàng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

Vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam

Đến chùa Bổ Đà, du khách không thể nào bỏ qua khu vườn tháp tăng. Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Theo thời gian, đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa.

Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam

Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam

Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá, với kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xếp đặt theo những quy định riêng rất chặt chẽ của thiền môn. Mỗi tháp ít nhất cũng an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài, tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có có hình hoa sen trên ngọn.

Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp

Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp

Khu vườn chùa được trồng các loại cây ăn quả truyền thống và các loại hoa màu theo thời vụ. Xung quanh được đào hào thoát nước và bảo vệ. Từ lâu, khu vườn này đã là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình. Đặc biệt là bộ ván kinh Phật, một trong những bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2.000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.

Bộ kinh Phật cổ được khắc trên tấm gỗ quý hiếm tại chùa Bổ Đà

Bộ kinh Phật cổ được khắc trên tấm gỗ quý hiếm tại chùa Bổ Đà

Ngoài ra, hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng 2 âm lịch rất long trọng, thu hút đông đảo phật tử tìm về. Ngôi cổ tự khiến cho bất cứ ai khi bước chân vào đều cảm thấy tâm trí trở nên thanh tịnh, trầm lắng và bình yên. Dường như mọi bộn bề lo toan đều dừng lại trước cảnh cổng chùa mộc mạc đã nhuốm màu thời gian. 

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Bổ Đà đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:36

Nơi đây như được gửi gắn niềm tin tâm linh giúp những người thợ mỏ vững tâm, chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát xung quanh.

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’:  Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’: Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:32

Người dân thậm chí coi sét là “ngọn hải đăng tự nhiên” để đánh bắt cá vào ban đêm. Chính phủ cũng nỗ lực để sét được UNESCO công nhận là Di sản.

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 21:05

Đây là khu du lịch đầu tiên của nước ta được vinh danh "Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương".