Khai thác, vận tải đường sắt bảo đảm hiệu quả

(NTD) - Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiên cứu, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư, khai thác, vận tải đường sắt bảo đảm hiệu quả, phù hợp đặc thù của ngành đường sắt Việt Nam.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam; đề xuất phương án điều chỉnh (bao gồm lộ trình và cân đối nguồn lực thực hiện), bảo đảm khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có (ưu tiên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh); tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; kết nối đường sắt quốc gia vào các cảng biển, khu công nghiệp, nhà máy; nghiên cứu kết nối với đường sắt của các nước trong khu vực.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương tổ chức hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; thuê tư vấn nước ngoài bảo đảm độc lập, khách quan, có kinh nghiệm để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng thẩm định Nhà nước. Phấn đấu trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018.

Khi được Quốc hội thông qua, cần chuẩn bị kỹ các điều kiện về thiết kế kỹ thuật, nguồn vốn để năm 2020-2030 thực hiện xong các dự án ưu tiên đoạn Hà Nội-Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang.

Về hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển công nghiệp đường sắt, Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất về việc vay vốn ưu đãi đối với các dự án lắp ráp đầu máy và đóng mới toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục tái cơ cấu và đổi mới; khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp; bảo đảm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, nâng cao chất lượng và thị phần vận tải đường sắt.

Sao Mai

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.