Khách hàng kiện VPBank thêm bản thỏa thuận, cho người đòi nợ sai quy trình

(NTD) - Khách hàng Bùi Xuân Thành khẳng định Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tự ý thêm bản thỏa thuận trong hợp đồng mở thẻ tín dụng, còn công ty Thành Công thì thực hiện sai quy trình đòi nợ.

Báo Người tiêu dùng đã nhận được phản ánh của khách hàng Bùi Xuân Thành (Chương Mỹ, Hà Nội) về hợp đồng mở thẻ tín dụng của anh Thành tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Theo anh Thành, ngày 6/11/2014, anh đã đề nghị phát hành tại thẻ tín dụng tại VPBank, hạn mức 15 triệu đồng.

Tháng 12/2014, cán bộ VPBank rút 15 triệu đồng từ thẻ cho anh Thành và chuyển tiền cho anh Thành. Tháng 2-3/2015, anh Thành thanh toán tiền hàng tháng nhưng rồi anh Thành không trả nợ và yêu cầu ngân hàng làm rõ về vấn đề lãi suất.

Động thái này của anh Thành nảy sinh ra hai vấn đề. Thứ nhất, anh Thành không chịu thanh toán lãi và gốc hàng tháng vì cho rằng VPBank trước sau bất nhất. Từ đó, dẫn đến vấn đề thứ 2, anh Thành tạo ra nợ xấu tại VPBank. VPBank đã ủy quyền cho Công ty TNHH Xử lý nợ Thành Công (Thành Công) đòi nợ. Nhưng anh Thành khẳng định Thành Công đòi nợ không đúng quy trình. Vì vậy, anh Thành đã khởi kiện cả VPBank và Thành Công.

VPBank tự ý thêm bản thỏa thuận

Anh Bùi Xuân Thành thừa nhận việc mình ngừng thanh toán nợ, dẫn đến nợ xấu tại VPBank. Đến nay, cấp độ nợ xấu đã lên tới 4. Nhưng theo anh Thành, nguyên nhân là do VPBank trước sau bất nhất về vấn đề lãi suất.

VPBank 1
Khách hàng kiện VPBank thêm Bản thỏa thuận, cho người đòi nợ sai quy trình.

 “Khi mở thẻ, tôi đã hỏi về vấn đề lãi suất. Nhưng nhân viên hướng dẫn khẳng định những phát sinh từ thẻ sẽ không bị tính lãi. Thực tế, VPBank không những tính lãi mà còn tính lãi rất cao, lên tới 25%/năm. Tôi thấy có vấn đề nên ngừng thanh toán và yêu cầu VPBank làm rõ câu chuyện lãi suất”, Anh Thành trình bày.

Tuy nhiên, theo anh Thành, sau nhiều lần liên hệ với VPBank, anh chỉ nhận được câu trả lời VPBank đã thông báo về việc thu lãi cho những khoản thanh toán quá hạn. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bản thỏa thuận quốc tế đính kèm.

Theo anh Thành, bản thỏa thuận này có đề cập tới lãi suất và lãi phạt. Thế nhưng, câu chuyện trở nên rắc rối khi anh Thành khẳng định đây không phải bản thỏa thuận mà anh được nhìn khi ký hợp đồng. Bản thỏa thuận trước đó không hề nhắc tới lãi suất.

“Năm 2014, trong ngày ký hợp đồng, nhân viên VPBank cho tôi xem một bản hợp đồng gồm 5 trang, mỗi trang in một mặt. Tại điêu 13 có nhắc đến ‘Bản thỏa thuận sử dụng thẻ tín dụng quốc tế’. Tôi đã ký vào bản thỏa thuận như thế.

Nhưng năm 2016 khi VPBank cung cấp bản sao hợp đồng thì lại có ‘Bản thỏa thuận sử dụng thẻ ... ngân hàng điện tử’ gồm 4 măt in ghép vào tờ hợp đồng tôi đã ký. Bản này khác về cả tiêu đề lẫn nội dung, hình thức, số lượng trang giấy. Và bản thỏa thuận in ghép này không hề có chữ ký của tôi. Chính bản thỏa thuận in ghép này quy định lãi, phạt, phí ngất ngưởng trên 20% đã dẫn đến mâu thuẫn giữa tôi và VPBank”, anh Thành khẳng định.

Tuy nhiên, anh Thành không thể đưa ra bản thỏa thuận cũ được vì theo anh, khi ký hợp đồng, VPBank chỉ làm 1 bản do ngân hàng giữ, còn khách hàng không được nhận bất cứ giấy tờ nào, kể cả hợp đồng hay phụ lục.

Bui Xuan Thanh
Anh Bùi Xuân Thành khẳng định VPBank tự ý thêm Bản thỏa thuận trong Hợp đồng. (Ảnh: Bảo Linh)

 Vì vậy, anh Thành đã kiện VPBank ra Tòa án Nhân dân quận Đống Đa. Gần đây, anh Thành rút yêu cầu bồi thường xuống 10 triệu đồng và giữ nguyên yêu cầu đòi vô hiệu bản thỏa thuận mà anh không hề ký trong hợp đồng mở thẻ  tín dụng, từ đó VPBank phải xóa lịch sử nợ xấu của anh trên CIC.

Ban thoa thuan
Bản Thỏa thuận anh Thành cho rằng được VPBank tự ý thay đổi. (Ảnh: Bảo Linh)

Thành Công đòi nợ sai quy trình

Công ty TNHH Xử lý nợ Thành Công bị anh Bùi Xuân Thành kiện vì làm việc sai quy trình. Anh Thành phân tích khi VPBank ủy quyền cho Thành Công đòi nợ anh, Thành Công tìm đến anh là đúng đối tượng. Nhưng trên thực tế, Thành Công đã sai quy trình.

Cụ thể, anh Thành cho biết đầu tiên, Thành Công đã có thư đốc nợ gửi cho anh nhưng trong thư không đính kèm theo giấy ủy quyền của VPBank. Vì vậy, anh Thành khẳng định mình không có nghĩa phải trả nợ một đối tượng xa lạ mà anh không hề biết, không hề được giới thiệu.

Anh Thành trích dẫn Bộ luật Dân sự. Theo đó, khoản 4 Điều 144Bộ luật dân sự 2005 quy định nghĩa vụ của người đại diện phải thông báo cho người thứ ba biết về phạm vi thẩm quyền đại diện của mình. Thế nhưng, Thành Công không thực hiện quy định này.

Dù vậy, anh Thành vẫn cố gắng liên hệ với Thành Công nhưng công ty này từ chối làm việc và yêu cầu anh Thành phải gặp VPBank. Trong khi đó, Thành Công bất ngờ gửi công văn đòi nợ về… cơ quan anh Thành, làm ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của anh.

Vì vậy, anh Thành đã kiện Công ty TNHH Xử lý nợ Thành Công. Hiện nay, anh Thành đã giảm yêu cầu bồi thường xuống còn 5 triệu đồng.

cong ty xu ly no thanh cong
Công ty xử lý nợ Thành Công.

Qua nhiều lần hòa giải, VPBank, Thành Công và anh Thành vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, theo anh Thành, phiên tòa sẽ diễn ra trong tháng 5 này.

VPBank “né” vấn đề lãi suất

Trả lời phóng viên Báo Người tiêu dùng về những vấn đề anh Thành đưa ra, VPBank nhấn mạnh vào việc anh Thành có nợ xấu tại VPBank và cần thanh toán. Đây là điều anh Thành đã thừa nhận. Vấn đề quan trọng nhất mà anh Thành nhắc tới chính là việc VPBank trước sau bất nhất về lãi suất thì VPBank lại “né”.

VPBank cho biết khách hàng có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan đến phí, lãi thẻ tín dụng trong hợp đồng cũng như trên website của Ngân hàng. Vấn đề ở đây chính là các mẫu hợp đồng này được áp dụng ở thời điểm hiện tại không có nghĩa chúng được sử dụng trong quá khứ.

Ngoài ra, VPBank cho rằng hợp đồng giữa VPBank và anh Bùi Xuân Thành đã có hiệu lực khi viết: “Trong đơn đề nghị và buổi làm việc trực tiếp với quý Khách ngày 29/12/2016, quý Khách xác nhận quý Khách là người gọi điện lên tổng đài và yêu cầu ngân hàng kích hoạt thẻ sau khi Quý Khách thông tin với tổng đài viên đã nắm được các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng. Quý Khách cũng xác nhận đã ký xác nhận và đồng ý với các điều khoản, điều kiện của văn bản “đề nghị phát hành kiêm hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế” tại thời điểm đọc văn bản tại Ngân hàng, do đó việc giao kết hợp đồng giữa quý Khách và ngân hàng hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện”.

Giải đáp thắc mắc của anh Thành về việc VPBank chỉ phát hành 1 bản hợp đồng và ngân hàng giữ lại mà không cung cấp hợp đồng cho anh, VPBank cho biết pháp luật không quy định đối với hợp đồng loại này phải lập thành nhiều bản và trường hợp khách hàng có nhu cầu nhận một bản hợp đồng, ngân hàng vẫn cung cấp cho Khách hàng theo yêu cầu.

VPBank cũng nhắc tới quy trình thu nợ tại VPBank. Theo mục h, Khoản 2.1, Điều 2 của hợp đồng sử dụng thẻ, ngân hàng phát hành có quyền thực hiện các biện pháp thu hồi nợ khi chủ thẻ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng. Việc ngân hàng sử dụng dịch vụ thu hồi nợ bên ngoài là 1 trong những hình thức thu hồi nợ được pháp luật quy định.

Và VPBank khẳng định Thành Công mới là công ty chịu trách nhiệm về quá trình thu hồi nợ. VPBank cho biết: “Với các vướng mắc của quý Khách về hoạt động của Công ty Thành Công – đối tác thu hồi nợ của VPBank – chúng tôi đã thông báo với phía Công ty Thành Công và Thành Công sẽ có trách nhiệm phúc đáp đến quý Khách bằng văn bản theo yêu cầu”.

Báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin sự việc

Bảo Linh

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.