HOSE cảnh báo cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết

(CL&CS) - Do lợi nhuận sau thuế trong 3 năm 2019-2021 đều là số âm nên cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.

Cổ phiếu FTM chào sàn HOSE từ ngày 6/2/2017 và hiện nay đã giảm 80% từ đỉnh được thiết lập vào 2019.

Cổ phiếu FTM chào sàn HOSE từ ngày 6/2/2017 và hiện nay đã giảm 80% từ đỉnh được thiết lập vào 2019.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra công văn số 106 cho biết, cổ phiếu FTM hiện đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo Quyết định số 218/QĐ-SGDHCM ngày 16/4/2021 của HOSE.

Vừa qua, công ty đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty là âm 223,23 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 419,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, 2020 lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là âm 93,75 tỷ đồng và âm 200,06 tỷ đồng.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.

HOSE lưu ý về việc cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty là số âm.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FTM (đơn vị tính: tỷ đồng) giai đoạn 2013-2021.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FTM (đơn vị tính: tỷ đồng) giai đoạn 2013-2021.

Được biết, năm 2021, công ty đạt doanh thu 232 tỷ đồng, tăng 184,9% so cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế âm 223,23 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước là âm 200,06 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến công ty rơi vào tình trạng bế tắc là chi phí tài chính (với tổng nợ vay 823 tỷ đồng) và chi phí khác cao ngất ngưỡng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản đạt 1.548 tỷ đồng, tập trung chủ yếu là các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 62,1% và tài sản cố định hữu hình chiếm 26,2% trong tổng tài sản.

Đóng cửa ngày 11/2, cổ phiếu FTM đạt 5.050 đồng/cổ phiếu, giảm 37,3% so với đầu năm và giảm 80,5% so với đỉnh được thiết lập trong năm 2019.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.