Dữ liệu cũ
Thứ hai, 02/04/2018, 14:50 PM

Hoa Kỳ: Tân Cố vấn An ninh từ ngày 9/4 là ai?

(NTD) - Tổng thống Donald Trump vừa nhắn trên Twitter rằng ông sẽ thay Cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster bằng cựu Đại sứ John Bolton. Tin này gây sốc cho toàn thế giới vì ông Bolton là một người có quan điểm cứng rắn, khi làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, được nhiều người đặt cho biệt danh 'diều hâu'. Vậy ông là người như thế nào, và sẽ tác động đến địa chính trị thế giới ra sao?

Ông Bolton làm tân Cố vấn An ninh

Năm nay 69 tuổi, có tiếng là nhân vật 'diều hâu', ông Bolton đã từng làm việc dưới quyền ba đời Tổng thống Ronald Reagan, George HW Bush (cha) và George W Bush (con). Ông cũng đã từng làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.

Dù đã rời chức vụ đó, ông Bolton vẫn giữ quan điểm cứng rắn như ủng hộ chiến tranh Iraq, và muốn có biện pháp quân sự với Iran và Triều Tiên. Theo những gì Tổng thống Trump công bố cho cả thế giới biết trên Twitter, ông Bolton sẽ nhận bàn giao từ Tướng ba sao McMaster vào ngày 9/4 tới.

Cũng qua mạng xã hội này, ông Trump "cảm ơn ông McMaster" sau 14 tháng làm Cố vấn An ninh quốc gia. Trang South China Morning Post ở Hong Kong bình luận rằng, việc bổ nhiệm ông Bolton cho thấy đường lối của Hoa Kỳ thời Trump sẽ cứng rắn hơn nữa:

"Ông Bolton đã từng cổ vũ cho cách dùng vũ lực chống lại Triều Tiên, ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc và quan hệ Mỹ gần gũi hơn với Đài Loan".

Bolton
 Tướng H.R. McMaster (trái) bị Tổng thống Donald Trump thay bằng ông Bolton (Ảnh: CNN)

Vì chức vụ mới không cần Thượng viện chuẩn thuận, ông Bolton sẽ nhận công việc đúng vào ngày 9/4.

Thay ngựa giữa dòng

Tương tự như cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson, Cố vấn An ninh McMaster cũng nhận được tin mình bị sa thải qua một dòng tweet trên trang Twitter của Tổng thống Trump, viết: “John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc (các nhiệm kỳ năm 2005 và 2006), sẽ đảm nhận vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia từ ngày 9/4. Tôi muốn cảm ơn H. R. McMaster, người đã làm rất xuất sắc và luôn là bạn của tôi".

Với Bolton làm cố vấn, ông Trump sẽ có một đồng minh ủng hộ sự can thiệp của quân đội Mỹ trên toàn cầu hơn là McMaster. Trong một tuyên bố riêng, McMaster cho biết ông đang dự định nghỉ hưu vào mùa hè này. Thậm chí mới chỉ tuần trước, Nhà Trắng đã bác bỏ một loạt các báo cáo dự đoán McMaster có thể sớm rời khỏi nội các của ông Trump.

Chỉ trong vòng chưa đến 2 tuần, đã có 3 nhân vật hàng đầu chính phủ Mỹ bị thay thế bởi những đồng minh phe “diều hâu” của ông Trump. Cùng với cựu Cố vấn kinh tế Gary Cohn và Tillerson, ông McMaster được coi là một tiếng nói ôn hòa trong Nhà Trắng. Họ là những người đã nỗ lực kiềm chế những quyết định gây chấn động của Tổng thống Trump.

Bolton1
“Diều hâu” John  Bolton sẽ trở thành Cố vấn An ninh ngày 9/4 (Ảnh: AFP/GETTY)

Từ khi đảm nhiệm vị trí Cố vấn An ninh hồi năm 2017, McMaster đã phải rất vất vả trong việc ngăn không cho ông Trump phát ngôn thiếu suy nghĩ trên Twitter về những vấn đề chính trị nhạy cảm như Triều Tiên hay Iran. Ông cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ một số người ủng hộ Tổng thống Trump, gọi ông là một người ủng hộ nước Mỹ “toàn cầu hóa”.

Mới tháng trước, McMaster đã khiến ông Trump phật lòng với lời nói rằng, bằng chứng điều tra cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ là "không thể chối cãi được!".

Ông Bolton cứng rắn đến đâu?

Bolton là một người thuộc phe bảo thủ với những chính sách đối ngoại hiếu chiến, nổi lên từ thời chính quyền cựu Tổng thống George W Bush. Là một nhà bảo vệ cứng rắn cho quyền lực của Hoa Kỳ và ủng hộ củng cố sức mạnh Mỹ ở nước ngoài, ông chưa từng ngại bày tỏ quan điểm cá nhân - dù là với tư cách thành viên chính phủ, trên các trang báo hay bài phỏng vấn của phóng viên Fox News.

Bolton2
Cho đến thời điểm 27/3, đã có nhiều lãnh đạo cấp cao rời khỏi vị trí trong chính phủ Trump (Ảnh: BBC News)

Dưới đây là năm điều do Reuters đã tổng hợp những nội dung được ông Bolton đăng trên Twitter gần đây để phần nào hiểu được quan điểm mà ông sẽ mang đến Nhà Trắng:

Về CHDCND Triều Tiên: Nội dung đăng ngày 13/2: “Việc đứng đằng sau đồng minh Hàn Quốc của chúng ta là rất quan trọng”. Về Nga: Nội dung đăng ngày 24/1: “Washington và các đồng minh không cần thêm sự phiêu lưu của Nga tại Trung Đông". Nội dung đăng ngày 20/3: “Mỹ phải củng cố sức mạnh cho các đồng minh tại Trung và Đông Âu qua NATO và đảm bảo rằng có những biện pháp xử lý hữu hiệu đối với cuộc chiến tranh mạng mà Nga đang sa vào”.

Về vấn đề Iran: Nội dung đăng ngày 29/1: “Thỏa thuận hạt nhân Iran là sai lầm chiến lược trong năm 2015. Thỏa thuận này cần phải bị bãi bỏ và Mỹ nên tạo ra thực tế mới phản ánh các động thái của chính quyền Iran”.

Về Liên Hiệp Quốc: Bolton không là người ủng hộ. ''Không có Liên Hiệp Quốc'', ông tuyên bố trong bài phát biểu năm 1994. "Có một cộng đồng quốc tế mà đôi khi có thể được lãnh đạo bởi quốc gia quyền lực thực sự duy nhất còn lại trên thế giới, và đó là nước Mỹ, khi điều đó phù hợp với lợi ích của chúng ta và chúng ta có thể thuyết phục các nước khác nghe theo".

Phát ngôn này đã được đưa ra cách đây hơn 10 năm, trước khi ông được chính quyền Tổng thống George W Bush bổ nhiệm là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Nhưng ông vẫn hoài nghi về một cơ quan toàn cầu không chịu trách nhiệm về bất cứ chủ quyền của quốc gia nào.

Tờ The Economist gọi ông là ''Đại sứ gây tranh cãi nhất mà Hoa Kỳ gửi đến Liên Hiệp Quốc'', nhưng ông cũng giành được một số lời khen ngợi, khi mạnh mẽ thúc đẩy việc cải tổ tổ chức quốc tế này.

Bolton3
Ông Bolton (trái) và Tổng thống George W Bush vào năm 2006 (Ảnh: Reuters)

-Về chiến tranh Iraq: Bolton cho rằng, chiến tranh Iraq không phải là một sai lầm. Cùng thời điểm 2003, ông Bolton - người từng ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến Iraq, từ chối lên án nó.

Năm 2016, khi đang cân nhắc liệu có ra tranh cử cương vị ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa không, ông Bolton tỏ ra dè dặt hơn.

* * *

Các nhà quan sát chính sách đối ngoại cho biết việc ông Bolton tiếp quản vị trí Cố vấn An ninh Tướng của McMaster sẽ có ý nghĩa tức thời đối với Iran. Ông Harry Kazianis - Giám đốc nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm Quan tâm Quốc gia cho biết, động thái này là "tin xấu cho những ai đang hy vọng thỏa thuận với Iran sẽ vẫn tiếp tục tồn tại".

Ian Bremmer - Chủ tịch công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, cho biết sự kiện này khiến cho cuộc gặp mặt vào tháng 5 sắp tới đây giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un càng trở nên “nguy hiểm”, tạo nên rủi ro địa chính trị thế giới”…

                                                                                                                                                                 Tường Quyên

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.