Hé lộ danh tính nhà đầu tư đang quan tâm hai khu đô thị hơn 14.000 tỷ tại Đồng Nai
Hai khu đô thị du lịch đều nằm trên địa bàn xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và dường như có sự hậu thuẫn của một “ông lớn” trong ngành địa ốc.
Thông tin chi tiết về hai khu đô thị hơn 14.000 tỷ tại Đồng Nai
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, có 2 liên danh đã hộp hồ sơ đăng ký 2 dự án khu đô thị du lịch Đại Phước River và khu đô thị du lịch Phong Phú Riverside ở xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Dự án khu đô thị du lịch Phong Phú Riverside có duy nhất liên danh CTCP Đầu tư Phong Phú, Công ty Thương mại - Đầu tư xây dựng Thành Lợi (TNHH), CTCP HB Grand Land và CTCP Đầu tư kinh doanh địa ốc An Phú là nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án.
Dự án có diện tích khoảng 75,47ha với tổng mức đầu tư gần 7.778 tỷ đồng (chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gần 7.068 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 710 tỷ đồng).
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm và tiến độ thực hiện dự án trong dự kiến trong vòng 6 năm kể từ khi nhà đầu tư được lựa chọn, công nhận và giao thực hiện dự nhà đầu tư.
Còn dự án khu đô thị du lịch Đại Phước River cũng có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là liên danh CTCP Đầu tư Hà Phú Riverland, Công ty Thương mại - Đầu tư xây dựng Thành Lợi (TNHH), CTCP HB Grand Land và CTCP đầu tư G7 – Invest.
Dự án này có diện tích gần 50ha với tổng mức đầu tư gần 6.416 tỷ đồng (chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gần 5.944 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 472 tỷ đồng).
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm và tiến độ thực hiện trong khoảng 6 năm kể từ khi nhà đầu tư được lựa chọn, công nhận và giao thực hiện dự nhà đầu tư.

Phối cảnh khu đô thị du lịch Đại Phước River
Nhóm doanh nghiệp liên quan tới Văn Phú Invest muốn đầu tư khu đô thị du lịch tại Đồng Nai
Theo tìm hiểu, trong liên danh đăng ký thực hiện, phần lớn các doanh nghiệp có mối liên hệ với CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest. Cụ thể, CTCP Đầu tư Hà Phú Riverland và CTCP Đầu tư Phong Phú là công ty liên kết của Văn Phú Invest với tỷ lệ vốn nắm giữ trực tiếp ở mức 30% (tính đến ngày 31/12/2023, Văn Phú Invest cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc An Phú.
Tiếp theo, Công ty Thương mại - Đầu tư Xây dựng Thành Lợi (TNHH), thành lập từ năm 2006, là một doanh nghiệp chuyên xây dựng công trình đường bộ. Hiện ông Nguyễn Đình Lợi đang là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc.
Ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2023, doanh nghiệp Thành Lợi đang cho Văn Phú Invest vay 550 tỷ đồng theo hình thức tín chấp với mức lãi suất 8,5%/năm.
CTCP Đầu tư G7 - Invest, thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Hà Nội. Từ năm 2015, ông Tô Như Toàn - Chủ tịch Văn Phú - Invest đã là thành viên HĐQT của G7 - Invest. Hiện nay bà Trần Thu Thủy là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của G7 - Invest.
Cuối cùng, CTCP HB Grand Land, thành lập vào tháng 7/2019 do ông Nguyễn Thế Hùng là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Hiện HB Grand Land đang là chủ đầu tư dự án khu dân cư số 2 Nam Quảng Trường 19ha tại các phường Dân Chủ, Phương Lâm, Quỳnh Lâm và Thái Bình, TP. Hòa Bình.
Theo thông tin trên website doanh nghiệp, Văn Phú - Invest, tiền thân là chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động độc lập trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản. Năm 2008, Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh cổ phần hóa, chuyển thành CTCP và đổi tên thành CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest.
Văn Phú - Invest hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án, quản lý và kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư, thiết kế, thi công, giám sát các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thủy lợi, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, nội thất công trình.
Phương Hà
Bình luận
Nổi bật
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
sự kiện🞄Thứ ba, 01/04/2025, 08:06
(CL&CS) - Những năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và giữ vị trí là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong đó, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được đánh giá là vựa lúa với những đồng bằng lớn phì nhiêu màu mỡ, đóng góp vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo của cả nước. Tuy nhiên, những năm qua, những người nông dân ở đây vẫn loay hoay mãi với bài toán “làm lúa sao mãi nghèo”; Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vẫn chưa được triển khai trên diện rộng, quy mô lớn. Bài toán đặt là doanh nghiệp, nông dân, Hợp tác xã cần liên kết chặt chẽ để xây dựng thương hiệu gạo, đưa hạt gạo Việt Nam vươn tầm trong kỷ nguyên mới.
(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
sự kiện🞄Chủ nhật, 30/03/2025, 10:20
(CL&CS) - Hết tháng 2/2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê của Cục Hải quan.
Kinh tế Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2025
sự kiện🞄Thứ bảy, 29/03/2025, 12:11
(CL&CS)- Trước những thách thức về thuế quan thương mại, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2025
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.