Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/03/2015, 07:10 AM

Hành trình “phanh phui” đường dây buôn lậu đường cát trắng - Kỳ 1: Lãnh địa “đen” ven kênh Vĩnh Tế

(NTD) - Là một trong những cửa ngõ trọng điểm vùng biên giới Tây Nam, thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, An Giang) luôn sầm uất các mặt hàng thông thương từ nước bạn Campuchia.

Điều kiện trên đã làm nên một vị thế không nhỏ cho Tịnh Biên, thế nhưng đằng sau mặt nổi đầy màu sắc ấy, vùng đất này lại ẩn chứa không ít “lỗ hổng” đáng báo động. Một trong số những bất ổn lớn nhất tại đây chính là nạn buôn lậu đường cát trắng…

Sau hơn 4 tháng báo chí âm thầm điều tra và phản ánh, những chuyên án mang bí số đã được cơ quan chức năng giăng ra tóm gọn các đường dây phạm pháp. Khi ngày tàn của các “đế chế” buôn lậu bị định đoạt, thì cũng là lúc vùng đất này được quay về sự bình yên như cái tên mà vốn dĩ nó mang theo. Hành trình phanh phui nạn buôn lậu này diễn ra như thế nào?

99
Hàng lậu được vận chuyển rầm rộ từ bãi tập kết về kênh Vĩnh Tế trên những chiếc ghe có công suất nhỏ

 Ở một số khung giờ trong ngày, hàng lậu có thể “thông quan” dễ dàng qua cánh đồng tiểu ngạch (biên giới Việt Nam - Campuchia) đang mùa nước nổi. Vắng bóng lực lượng chức năng, các “đầu nậu” ngang nhiên thành lập bãi tập kết hàng lậu ngay cạnh cột mốc biên giới. Đó là thực trạng buôn lậu diễn ra công khai tại dòng kênh Vĩnh Tế, thị trấn Tịnh Biên trong những ngày trung tuần tháng 8/2014. Mọi người gọi đây là lãnh địa “đen” ven kênh Vĩnh Tế.

Hàng lậu thong thả “vượt quan”

Tháng 8/2014, cánh đồng biên giới Tịnh Biên đang mùa nước nổi, xung quanh 4 bề trắng xóa. Nơi đây có tuyến đường tiểu ngạch nối liền 2 nước Việt Nam và Campuchia. Theo người dân địa phương, mặc dù chỉ là tuyến tiểu ngạch và có chốt canh của lực lượng Biên phòng, thế nhưng địa điểm này lại chính là “cung đường huyết mạch” mà hàng lậu hoạt động rầm rộ nhất.

98
Kho chứa đường cát lậu của các đầu nậu nằm tại cống Cây Dương và cống Ông Cần.

Ngày 11/8, ngược dòng kênh Vĩnh Tế, chúng tôi tiếp cận khu vực có cột mốc tại đường tiểu ngạch. Giữa trưa, ánh nắng như thiêu đốt, cánh đồng đang đìu hiu bỗng rộ lên nhiều tiếng máy nổ, hàng loạt ghe, xuồng lớn nhỏ nhanh chóng đổ dồn về khu vực này. Rất nhanh, từ phía Campuchia, một chiếc ghe dài chừng 5m chở đầy hàng chạy về phía Việt Nam. 5 phút sau, thêm 3 chiếc ghe khác chất đầy các bao tải màu trắng từ hướng cột mốc biên giới chạy hết công suất về kênh Vĩnh Tế. 20 phút trôi qua, một chiếc ghe lớn từ Campuchia chở hàng nặng “lặc lè” di chuyển đến. Ngược chiều, một chiếc ghe “cỡ bự” khác cũng đang chở rất nhiều thùng hàng, trôi theo dòng nước một cách nặng nhọc. 2 ghe cùng đối mặt khi vừa đến cột mốc. Chưa được bao lâu, liên tục 3 chiếc ghe trống không nối đuôi nhau đi từ hướng kênh Vĩnh Tế tiến về phía cột mốc biên giới. Vượt qua chòi canh, tất cả lập tức tắt máy, đột ngột rẽ hướng rồi từ từ mất dạng vào lùm cây…

Theo ghi nhận, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 10 chiếc ghe từ lớn đến nhỏ (có tải trọng từ 1 đến 50 tấn) ngang nhiên vượt biên giới mà không thấy có bất kỳ sự kiểm tra, động tĩnh gì của lực lượng chức năng. Tiếp tục quan sát, chúng tôi lại phát hiện ra một điểm tập kết, trung chuyển hàng lậu chỉ nằm cách cột mốc chưa đầy 200 m, tại đường giáp ranh biên giới 2 nước.

Điểm mặt các ông “trùm” buôn lậu

Nguyên nhân nào khiến Tịnh Biên – vùng biên cương của đất nước lại trở thành lãnh địa của buôn lậu: cơ quan chức năng thiếu nhân lực kiểm soát, quản lý lỏng lẻo hay vì lý do nào khác?

Kết quả tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, đây là nơi trung chuyển hàng nhập lậu từ Campuchia về. Vì bất lợi về địa hình nên các ghe có tải trọng lớn khi qua được cửa khẩu Campuchia sẽ tập kết hàng ngay tại vị trí này, rồi phân lại cho ghe nhỏ hơn chở sâu về Việt Nam theo kênh Vĩnh Tế. Dọc dòng kênh này mới là lãnh địa thật sự của dân buôn lậu. Mặt hàng lậu phổ biến tại địa phương này là đường cát Thái Lan. Hai tên tuổi buôn lậu đường cát thuộc loại “trùm” ở đây được người dân địa phương cho biết là Thuận “mập” và vợ chồng Hải - Hương. Theo thông tin thu thập, cả 2 “trùm” đều có “cơ sở” hoành tráng, với lực lượng nhân công, phương tiện vận chuyển khá hùng hậu. Kho hàng của Thuận “mập” ở gần cống Ông Cần, còn của vợ chồng Hải - Hương thì gần cống Cây Dương (kênh Vĩnh Tế, thị trấn Tịnh Biên).

Quy trình hoạt động của các “đầu nậu” nói trên cũng rất lọc lõi. Đường cát lậu khi đến bãi tập kết sẽ lập tức được đưa về kho chứa cân ký, đóng bao lại với nhãn mác mới của một công ty có địa chỉ tại Cần Thơ. Riêng vào mùa nước nổi, các tay buôn lậu sẽ tổ chức đóng bao ngay tại bãi tập kết rồi mới vận chuyển về kho chứa. Sau đó ngay trong ngày, xe tải sẽ vận chuyển hàng đi tiêu thụ ở các tuyến Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, TP.HCM… hoặc bỏ mối lại cho “con buôn” khác với giá lời siêu khủng (từ 50 đến 100 ngàn đồng/1 bao/50kg – PV).

Loạt bài - Hành trình phanh phui đường dây buôn lậ
Bãi tập kết hàng lậu tại cánh đồng nước.

 Một thực tế không thể phủ nhận ở Tịnh Biên chính là nạn buôn lậu tồn tại ở mức báo động. Nguyên nhân nào khiến Tịnh Biên – vùng biên cương của đất nước lại trở thành lãnh địa của buôn lậu: cơ quan chức năng thiếu nhân lực kiểm soát, quản lý lỏng lẻo hay vì lý do nào khác?

Để tìm hiểu tận tường về các thắc mắc trên, PV Báo Người tiêu dùng đã truy tìm các con số tổng kết về hàng loạt vụ buôn lậu bị phát hiện, bắt giữ trên địa bàn tỉnh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2014: Kết quả được báo cáo là tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Đây, quả thực là tín hiệu rất khả quan đối với công tác phòng, chống buôn lậu. Thế nhưng, dường như số liệu ấy có nhiều điều “bất thường” đối lập với tình hình thực tiễn, khi theo quá trình ghi nhận của PV Báo Người tiêu dùng từ khoảng tháng 8/2014, thì “dòng chảy” của nạn buôn lậu tại đây vẫn rất dữ dội và ngang nhiên?

Đâu là số liệu thực của công tác phòng chống buôn lậu tại vùng đất này ?

Ai sẽ ngăn được “dòng chảy” đưa đường cát trắng nhập lậu, gây lũng đoạn thị trường hàng hóa tiêu dùng Việt Nam ?

Kỳ 2: Đưa ra ánh sáng “đường dây đen”

Huỳnh Văn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.