Thứ năm, 04/04/2024, 16:58 PM

‘Hành tinh thứ 9’ trong hệ Mặt Trời có thể đã ‘nhập’ vào Trái Đất

Nằm bên dưới châu Phi và Thái Bình Dương ở trong cùng lớp phủ Trái đất, bao quanh lõi Trái đất, có hai khối vật chất bí ẩn khổng lồ chiếm khoảng 3-9% thể tích Trái đất.

Con người hiện nay chưa thể tìm ra cách trực tiếp để có thể nhìn thấy lõi Trái đất. Hố sâu nhất mà các nhà khoa học từng đào đạt tới 12.263m và được mệnh danh là “lối vào địa ngục”. Và dĩ nhiên vẫn còn một chặng đường dài để xuyên thủng lớp vỏ Trái đất đến các lớp sâu bên trong.

Hành tinh cổ Theia có thể đã va chạm và bị hòa lẫn vào trái đất cách đây nhiều tỉ năm

Hành tinh cổ Theia có thể đã va chạm và bị hòa lẫn vào trái đất cách đây nhiều tỉ năm

Thế nhưng, bằng kĩ thuật chụp cắt lớp địa chấn các nhà khoa học có thể quan sát bên dưới bề mặt khá hiệu quả thông qua các trận động đất. Khi động đất xảy ra, sóng năng lượng được gửi đi theo mọi hướng. Nhờ đo các chấn động từ một số vị trí trên bề mặt, các nhà khoa học có thể tạo ra một bản đồ bên trong Trái đất.

Và vì đá và chất lỏng trong Trái đất có mật độ khác nhau nên sóng di chuyển qua chúng với tốc độ khác nhau. Thế nên điều này cho phép các nhà địa chất tìm ra loại vật chất mà sóng truyền qua.

Khi kỹ thuật này còn mới, các nhà khoa học phát hiện ở khu vực châu Phi và Thái Bình Dương tồn tại những khối vật chất lạ bên trong trái đất. Những khối vật chất này có cấu tạo gồm nhiều nguyên tố khác nhau và có kích thước lớn gấp đôi mặt trăng, chiếm khoảng 3-9% thể tích Trái đất.

Thời điểm đó, các nhà khoa học không biết khối vật chất đó là gì. Giờ đây, họ cho rằng đó thật ra là tàn tích của một hành tinh xa xưa từng đâm vào trái đất, cùng vụ va chạm đã tạo ra mặt trăng. Phát hiện này được nêu ra trong nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Nature, theo tạp chí Newsweek.

Theo các nhà khoa học, mặt trăng được tạo ra khi trái đất va chạm với hành tinh nhỏ hơn có tên là Theia vào khoảng 4,5 tỉ năm trước. Tuy nhiên, chưa có vết tích nào của hành tinh này được tìm thấy. Nghiên cứu mới gợi ý rằng nó có thể đã bị hấp thụ hết bởi trái đất. Quá trình đó có thể đã tạo ra những khối vật chất lạ nói trên.

Những khối vật chất này, còn được gọi là Vùng vận tốc thấp kích thước lớn (LLVP). Các nhà khoa học phát hiện rằng mẫu bên trong lớp vỏ sâu nhất của trái đất có sự khác biệt. Việc đo đạc gợi ý rằng hai cấu trúc LLVP được phát hiện có hàm lượng sắt rất cao, đồng nghĩa bước sóng đã chậm lại.

Hình minh họa bên trong lõi Trái đất. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Hình minh họa bên trong lõi Trái đất. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Qian Yuan tại Viện Công nghệ California (CalTech), người dẫn đầu nghiên cứu nói trên, cũng có nhiều giả thuyết về điều đã xảy ra với Theia và cách nó va chạm với trái đất. Nhóm của ông xác định rằng vụ va chạm có thể đã hình thành mặt trăng và các khối vật chất trong trái đất. Lớp vỏ của Theia cũng có thể hợp nhất vào lớp vỏ trái đất, đông cứng lại và hình thành các khối vật chất.

Giáo sư địa chất và địa hóa học Paul Asimov cũng công tác tại CalTech cho rằng với giả thuyết như trên, cần phải tìm hiểu thêm việc hình thành đó đã ảnh hưởng gì đến sự tiến hóa ban đầu của trái đất, như giai đoạn hút chìm ban đầu trước khi các điều kiện trở nên phù hợp cho các đĩa kiến tạo, việc hình thành các lục địa và nguồn gốc của các loại khoáng sản cổ nhất.

Các nhà khoa học hy vọng với những kỹ thuật điều tra sâu trong lòng Trái đất liên tục được cải thiện, tương lai không xa họ có thể kết luận chính xác những đốm màu khổng lồ bí ẩn sâu trong Trái đất thực chất là gì.

Nam Trần

Bình luận

Nổi bật

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Ý tưởng cho dự án đài thiên văn này đã được hình thành từ 26 năm trước với mục đích nghiên cứu sự tiến hóa của các thiên hà và ngoại hành tinh.

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

(CL&CS)- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã xem xét 16 đề cử từ các Hội đồng khoa học để chọn ra các hồ sơ xuất sắc nhất để trao giải.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.