Hàng loạt các doanh nghiệp lớn không có tên trong danh sách thoái vốn năm 2022

(CL&CS) - Theo đó, trong danh sách thoái vốn năm 2022 không có tên hàng loạt các doanh nghiệp lớn như Nhựa Tiền Phong (mã NTP), Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH), CTCP FPT (mã FPT), Sabeco (mã SAB), Vinatex (mã VGT)…

Loạt doanh nghiệp đáng chú ý

Danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC có 101 đơn vị, trong đó có những doanh nghiệp thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong danh sách có những doanh nghiệp đáng chú ý trên sàn như CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (mã HND, sàn UPCoM), CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP, sàn HoSE), CTCP Nhựa Việt Nam (mã VNP, sàn UPCoM), CTCP Seaprodex (mã SEA, sàn UPCoM), CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP), Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam (mã VEC, sàn UPCoM), CTCP Công trình GTVT Quảng Nam (mã QTC, sàn HNX), CTCP Tập đoàn Vinacontrol (mã VNC, sàn HNX), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 – CTCP (mã FIC, sàn UPCoM), Tổng Công ty Thăng Long (mã TTL, sàn HNX), Tổng Công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP, Tổng Công ty Licogi (mã LIC, sàn UPCoM)…

SCIC

Danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC thiếu vắng một số doanh nghiệp lớn. Ảnh minh hoạ: SCIC

Thời gian gần đây, SCIC bắt đầu đẩy mạnh đấu giá cổ phần các công ty. Gần đây nhất là CTCP Địa ốc Vĩnh Long với ngành nghề chính là xây dựng nhà ở các loại, xây dựng các công trình công ích, mua bán và giao dịch bất động sản; vốn điều lệ 26,5 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn của SCIC gần 19,4 tỷ đồng, tương ứng 73,03% vốn điều lệ. Với hình thức chào bán cạnh tranh theo lô, tổng số lượng cổ phần SCIC chào bán là hơn 1,9 triệu, giá khởi điểm 75,2 tỷ đồng.

Trước đó, SCIC thông báo đấu giá 10,5 triệu cổ phiếu TTL của Tổng Công ty Thăng Long, dự kiến tổ chức ngày 21/6/2022 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tuy nhiên, phiên đấu giá đã không diễn ra như kế hoạch. Nguyên nhân là do đến hết thời hạn đăng ký, vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá. Hiện TTL có vốn điều lệ hơn 419 tỷ đồng, ngoài SCIC nắm giữ 25,5%, TTL còn có cổ đông lớn là CTCP TASCO với tỷ lệ sở hữu 38,61% vốn cổ phần. Ngoài ra, TTL nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty con: CTCP Cầu 1 Thăng Long (82,65%), CTCP Cầu 35 Thăng Long (65%), Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh (64,3%).

Tổng Công ty Thăng Long tham gia vào xây dựng công trình giao thông, tập trung vào các lĩnh vực chính như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp, dịch vụ phụ trợ xây dựng cầu đường. Năm 2021, doanh thu của TLL tăng vọt lên 1.264 tỷ đồng. Tuy nhiên, do áp lực chi phí tài chính, lợi nhuận trước thuế ở mức 15,2 tỷ đồng. Năm 2022, dù đặt mục tiêu doanh thu tăng, đạt 1.465 tỷ đồng, nhưng Tổng công ty dự kiến lợi nhuận “đi lùi” về 9,12 tỷ đồng.

Trong tháng 4, tháng 5, SCIC cũng liên tục thông báo chào bán cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp như Công ty cổ phần Thiết bị Phụ Tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Châu Đức, CTCP Quản lý và Xây dựng Đường bộ Lâm Đồng, Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 12, Công ty cổ phần Bến xe Quảng Ninh…

Cơ chế, chính sách được ban hành đầy đủ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 6 tháng đầu năm, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 382 tỷ đồng, thu về cho ngân sách nhà nước 2.180 tỷ đồng.

Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã thực hiện bán vốn tại 17 doanh nghiệp thu về 687 tỷ đồng. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Bưu điện thu về hơn 1.400 tỷ đồng. Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại CTCP Tập đoàn Tân Mai thu về 83 tỷ đồng. Tổng công ty Viễn thông Mobifone thoái vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á thu về 0,35 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước đã được ban hành đầy đủ, tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, bảo đảm chặt chẽ hơn, công khai minh bạch; tối đa hóa lợi ích của Nhà nước; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:31

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản đó là thu nhập của người dân vẫn không “đuổi kịp” giá nhà. Trong khi ai cũng có tâm lý chờ giá giảm rồi mới mua nhưng trong suốt thời gian qua “càng chờ giá lại càng tăng cao”. Và cứ như thế khi tiền để dành mua nhà thì khi đó giá nhà đã ở mức cao ngất ngưởng rồi.