Hai quý đầu năm, lợi nhuận trước của Techcombank tăng 30% so với cùng kỳ năm

(CL&CS)- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm.

Tỷ lệ CASA của TCB đạt 37,4%, trong lúc số dư CASA vẫn giữ ở mức cao nhất trong lịch sử, ở mức hơn 180 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ CASA của TCB đạt 37,4%, trong lúc số dư CASA vẫn giữ ở mức cao nhất trong lịch sử, ở mức hơn 180 nghìn tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng lành mạnh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần (NII) tăng lên 18,0 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 2 NII đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với quý trước (tương đương mức tăng 50,6% so với quý 2 năm 2023). Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng lành mạnh và chi phí vốn tiếp tục giảm xuống mức 3,2%. Nhờ vậy, biên lãi thuần (NIM) theo quý cải thiện lên mức 4,6%.

Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt 1.792 tỷ đồng, tăng 199,0% so với cùng kỳ năm. Trong quý 2, Techcombank ghi nhận phí dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt kỷ lục 1.000 tỷ đồng, cao hơn mức thu nhập của giai đoạn 2021-6 tháng đầu năm 2022, trước khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều thách thức.

Thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1.022 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu từ phí dịch vụ bảo hiểm đạt 384,5 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa Techcombank lên vị trí Top2 về phí bảo hiểm quy năm (APE) trong quý 2/2024, và vị trí Top3 trong 6 tháng đầu năm 2024. Ngân hàng cũng ghi nhận 1.420 tỷ đồng thu nhập từ các hoạt động khác, với mức tăng trưởng cao 33,8% N/N, chủ yếu đến từ lãi từ hoạt động kinh doanh trái phiếu. Thu nhập tăng trưởng tích cực tạo tiền đề để Ngân hàng duy trì tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập ở mức 28,0% trong nửa đầu 2024, giảm mạnh so với mức 32,3% cùng kỳ năm trước.

Chi phí dự phòng ghi nhận ở mức 2.855 tỷ đồng, tăng 112,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ ở mức lành mạnh 101% tại cuối quý 2/2024.  Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 1,3%, và tỷ lệ an toàn vốn tăng lên mức 14,5%.

Vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 79,6% tại 30/6/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 24,2%, thấp hơn mức 25,1% tại ngày 31/3/2024. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng lên mức 14,5% tại 30/6/2024, sau khi Ngân hàng đã hoàn tất chi trả cổ tức bằng tiền mặt, với tổng giá trị lên tới 5 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn tiếp tục nằm trong ngưỡng mục tiêu 14-15%, đồng thời thể hiện khả năng sinh lời vượt trội trên vốn tự có của Ngân hàng.

Tổng dư nợ cần chú ý (SM) và nợ xấu (NPL) giảm nhẹ xuống 12,1 nghìn tỷ đồng, từ mức 12,4 nghìn tỷ đồng tại cuối quý 1, nhờ tốc độ hình thành nợ cần chú ý

giảm và thành công trong thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) được kiểm soát ở mức dưới 1,3%, trong đó tỷ lệ NPL của riêng ngân hàng chỉ ở mức 1,08%.

Tỷ lệ CASA đạt 37,4%, số dư CASA tiếp tục ở mức cao kỷ lục của ngân hàng

Tại cuối quý 2/2024, tổng tài sản của Techcombank tăng 6,9% so với đầu năm, và 24 % so với cùng kỳ năm trước, lên mức 908,3 nghìn tỷ đồng. Tính riêng Ngân hàng, tín dụng tăng trưởng 11,6% so với đầu năm lên ngưỡng 591,6 nghìn tỷ, phù hợp với hạn mức tín dụng được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Trên cơ sở hợp nhất, nhu cầu tín dụng trong nửa đầu 2024 đồng đều ở cả nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, trong đó tín dụng khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hơn trong quý 2. Cụ thể, dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ quý trong quý 2, thấp hơn mức tăng 7,0% của dư nợ khách hàng cá nhân.

Dư nợ cho vay mua nhà phục hồi lên mức 181,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với đầu năm và 9,1% so với cùng kì. Giải ngân cho vay mua nhà tiếp tục đà tăng trưởng tốt, đạt 31,2 nghìn tỷ trong quý 2/2024, quay trở lại mức trung bình/quý trước khi thị trường bất động sản gặp khó khăn trong giai đoạn nửa sau năm 2022-quý 3/2023.  

Tiền gửi của khách hàng đạt 481,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6 % so với đầu năm và 26,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ CASA của TCB đạt 37,4%, trong lúc số dư CASA vẫn giữ ở mức cao nhất trong lịch sử, ở mức hơn 180 nghìn tỷ đồng.

Tổng số dư tại các tài khoản “Sinh lời tự động” đạt khoảng hơn 14 nghìn tỷ đồng, tính đến ngày 30/6/2024.

Techcombank kết thúc nửa đầu năm 2024 với khoảng 14,4 triệu khách hàng, bổ sung thêm khoảng gần 1 triệu khách hàng mới trong kỳ. Có đến 55% khách hàng cá nhân gia nhập thông qua nền tảng số và 44% từ kênh chi nhánh, đặc biệt nhờ chương trình mở rộng nhóm khách hàng nhà bán lẻ (merchant).

Số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân qua các kênh ngân hàng điện tử đạt 780,8 triệu giao dịch trong quý 2 năm 2024, tăng 14,6% so với cùng quý và 56,3% so với cùng năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng số lượng giao dịch đạt 1,5 tỷ giao dịch, tăng 57,4% so với cùng năm. Tổng giá trị giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử trong quý 2 đạt 2,9 triệu tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt hơn 5,5 triệu tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thoa Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:01

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, có tình trạng vàng miếng tăng 18 triệu/lượng (25% so với giá vàng thế giới), nguyên nhân là giá vàng thế giới cao, tâm lý, cầu tăng cao, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rủi ro… vàng trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời lý do 'ngân hàng chỉ bán vàng, không mua lại'

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời lý do 'ngân hàng chỉ bán vàng, không mua lại'

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:46

(CL&CS) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, việc kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng khi mua vào rất phức tạp. Bên cạnh đó, giá vàng thế giới diễn biến rất khó lường, doanh nghiệp phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng NCB hoàn tiền cho hóa đơn thanh toán vào ngày 10 hàng tháng

Ngân hàng NCB hoàn tiền cho hóa đơn thanh toán vào ngày 10 hàng tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 16:38

(CL&CS) - Chinh phục người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và độ bảo mật cao, hình thức thanh toán hóa đơn không tiền mặt đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Người dân còn được hưởng lợi từ các chương trình chiết khấu, hoàn tiền khi lựa chọn thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại trên ứng dụng ngân hàng số.