GrabTaxi và Uber cùng tranh giành thị trường Đông Nam Á
(NTD) - Các ứng dụng công nghệ và dịch vụ tiện ích dựa trên nền tảng chia sẻ đang ngày một phát triển trên thế giới. Trong đó, hoạt động hiệu quả nhất là các ứng dụng dịch vụ vận tải, nổi bật tại châu Á là Uber và GrabTaxi. Tuy nhiên, các đơn vị này không chỉ đối đầu lẫn nhau mà còn “kình địch” với các hãng cung cấp dịch vụ taxi truyền thống.
Cuộc chiến giữa Uber và GrabTaxi
Là đơn vị khởi nghiệp (startup) đầu tiên cung cấp ứng dụng gọi taxi qua các thiết bị thông minh bằng hình thức chia sẻ, Công ty Công nghệ Uber (trụ sở chính tại Hà Lan) đạt được những thành công lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Trong 5 năm hình thành và phát triển, tính đến thời điểm giữa năm 2015, ứng dụng này đã có mặt tại hơn 300 thành phố thuộc khoảng 60 quốc gia và được định giá lên đến hơn 40 tỷ USD. Tuy nhiên, do có mặt tại Việt Nam chậm hơn các đối thủ khác như GrabTaxi, EasyTaxi, nên Uber đã gặp nhiều khó khăn để xâm nhập thị trường.
Uber đang thử nghiệm thanh toán bằng tiền mặt để phù hợp với hành vi tiêu dùng Việt Nam. |
Đối thủ chính của Uber tại thị trường Đông Nam Á là GrabTaxi, một công ty công nghệ đến từ Malaysia. GrabTaxi được thành lập vào năm 2011 (với Tên gọi là MyTeksi), chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 6/2012 tập trung chính tại 26 thành phố thuộc 6 quốc gia Đông Nam Á. Theo thông tin từ trang TechCruch, tuy là đơn vị “sinh sau đẻ muộn trên phạm vi toàn cầu”, GrabTaxi công bố luôn là ứng dụng dẫn đầu thị phần tại các thành phố mình có mặt. Tuy chỉ hoạt động bó gọn trong thị trường Đông Nam Á, GrabTaxi cũng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nhiều công ty lớn. Mới đây nhất, đơn vị này đã nhận 350 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư của Trung Quốc, nổi bật là Didi Kuaidi, ứng dụng Taxi lớn nhất tại Trung Quốc. Trước đó, GrabTaxi cũng đã nhận 250 triệu USD vốn đầu tư từ Ngân hàng Softbank (Nhật Bản).
Tại Việt Nam, theo số liệu của SocialHeat, GrabTaxi đang chiếm ưu thế tuyệt đối về mức độ nhận diện thương hiệu trực tuyến (khoảng 62%), theo sau là Uber (21%) và cuối cùng là EasyTaxi (17%).
“Với nhu cầu di chuyển với giá hợp lý tăng nhanh sau mỗi năm, thị trường 90 triệu dân của Việt Nam là tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM”, bà Emily Thư Đỗ, Giám đốc Marketing GrabTaxi Việt Nam, cho biết.
Theo thống kê của GrabTaxi, đã có 110.000 tài xế đăng ký sử dụng dịch vụ này, 6,1 triệu lượt tải ứng dụng, 11 lệnh đặt xe mỗi giây trên toàn hệ thống. Đối với Uber, tuy không công bố thông tin cụ thể về số lượng người dùng, nhưng đại diện của công ty tại Việt Nam cho biết từ khi ra mắt vào năm 2014, Uber đã giúp giảm thời gian chờ xe trung bình cho mỗi chuyến đi xuống chỉ còn 4 phút và nhận được yêu cầu gọi xe cứ mỗi 5 giây.
Sau khi công bố rầm rộ ứng dụng EasyTaxi tại Việt Nam vào thời điểm chỉ sau GrabTaxi một thời gian ngắn, có vẻ như đơn vị này không còn “mặn mà” với thị trường. Ứng dụng EasyTaxi trên nền tảng di động phổ biến vẫn là tiếng Anh, rất ít các hướng dẫn bằng tiếng Việt và rất ít các xe sẵn sàng để đón khách cũng cho thấy đơn vị này đang dần rút khỏi cuộc chơi.
EasyTaxi dường như không còn mặn mà với thị trường Việt Nam. |
Lan sang cả các hãng taxi truyền thống
Theo TechCrunch, chiến lược hợp tác với các lái xe của những hãng taxi truyền thống đã nhanh chóng giúp GrabTaxi chiếm lĩnh thị trường. Chưa dừng lại ở đó, GrabTaxi hiện chấp nhận cả các xe hơi tư nhân tham gia.
Ngược lại với GrabTaxi, việc không chủ trương hợp tác với các hãng taxi truyền thống khiến Uber gặp không ít phản đối từ các hãng taxi khi giá cước vận tải của đơn vị này thường thấp hơn khoảng 20%. Hiệp hội Taxi TP.HCM đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chấm dứt hoạt động của Taxi Uber tại Việt Nam cho đến khi đơn vị này chấp hành đúng quy định của pháp luật. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, ông Trần Anh Minh, Phó Tổng Giám đốc CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), bức xúc cho rằng Vinasun luôn phải điều chỉnh giá theo đúng quy định và cam kết với Sở GTVT, Sở Công thương trong khi Uber không đóng nhiều loại thuế. “Theo tính toán, nếu Uber tuân thủ nộp thuế đầy đủ và chịu chi phí như chúng tôi, giá cước của họ sẽ cao hơn Vinasun 4-5%”, ông Minh khẳng định.
Trả lời về vấn đề này với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam, cho biết đơn vị tuân thủ và hoạt động đúng pháp luật Việt Nam. “Với việc áp dụng ứng dụng công nghệ, các lái xe của Uber giảm được thời gian nhàn rỗi. Taxi truyền thống chỉ hoạt động từ 20-30% thời gian trong ngày so với khoảng tần suất hoạt động khoảng 65-70% của Uber. Từ đó, giá thành vận tải sẽ được giảm xuống”, ông Dũng phân tích.
GrabTaxi cho biết họ đang chiếm lĩnh thị trường ở mỗi thành phố mình có mặt. |
Tung chiêu hấp dẫn để phát triển
“Là công ty khởi nghiệp, các chiến lược kinh doanh của chúng tôi thường áp dụng trong thời gian ngắn để phù hợp với thị trường. Việc thanh toán bằng tiền mặt vừa mới ra mắt gần đây cũng sẽ hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội hơn, cho cả đối tác lái xe và hành khách. Và chúng tôi mong rằng điều này sẽ phản ánh qua sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai tại thị trường Việt Nam”, ông Douglas Ma, Giám đốc Phát triển Kinh doanh châu Á Thái Bình Dương của Uber, chia sẻ về chiến lược thâm nhập thị trường sắp tới của công ty.
Nguyên nhân Uber thử nghiệm bổ sung hình thức thanh toán được ông Douglas Ma chia sẻ là do tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển, và đợt thử nghiệm này sẽ cho công ty thêm nhiều thông tin và hiểu biết về cách hành khách và đối tác lái xe áp dụng kết hợp hai phương thức thanh toán bằng tiền mặt và qua thanh toán điện tử.
Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, GrabTaxi đã ra đời thêm GrabBike (vận tải hành khách bằng xe máy) và GrabExpress (giao hàng bằng xe máy) để tiếp tục mở rộng thị phần. “Thương mại điện tử, đặc biệt trên nền tảng di động tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, điều này cũng đòi hỏi sự phát triển tương ứng ngành phụ trợ. Trong đó, nhu cầu giao hàng sẽ tăng mạnh nhất. Đó là lý do chúng tôi xây dựng GrabExpress”, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc GrabTaxi Việt Nam, cho biết.
Bộ GTVT “bật đèn xanh” Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị thí điểm đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng, đồng thời, đề xuất các đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng (khai thác ôtô dưới 9 chỗ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu xe hợp đồng). Đề án sẽ được thí điểm từ trong năm nay tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và kéo dài đến cuối năm 2018. |
Quân Vũ
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.