“Giải cứu” dự án tồn kho giảm gánh nặng cho doanh nghiệp địa ốc

Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group cho rằng, năm 2025 sẽ là một năm nhiều kỳ vọng của các doanh nghiệp bất động sản đang có dự án chờ được “giải cứu”.

Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2015-2023 TP.HCM có 138 dự án nhà ở thương mại được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, nhưng trên thực tế chỉ có 52 dự án đang triển khai thực hiện có quy mô sử dụng đất là 3.425.817,5 m2 (342,58 ha) với 41.637 căn nhà, gồm 35.556 căn hộ và 6.081 nhà thấp tầng.

Bên cạnh đó, có đến 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng thi công hoặc chưa thi công, đây là các dự án bị vướng mắc về pháp lý, chờ được giải cứu, tuy nhiên vì đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nên được xếp vào diện dự án “tồn kho”.

10-3-BDS-ton-kho-6474-1583827701_860x0

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, hiện TP.HCM có 30 dự án đã ngưng thi công có quy mô sử dụng đất lên đến 210,30 ha với 21.676 căn nhà, gồm 18.826 căn hộ và 2.850 nhà thấp tầng. Có đến 56 dự án chưa thi công có quy mô sử dụng đất là 754,08 ha với 32.375 căn nhà, gồm 28.160 căn hộ và 4.215 nhà thấp tầng. Trong số 56 dự án chưa thi công, có dự án vẫn còn đang giải phóng mặt bằng chưa xong là Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu Trung tâm dân cư Tân Tạo - Khu A, quận Bình Tân có quy mô diện tích đất rất lớn lên đến 329,96 ha.

Ông Châu cho biết, với tổng quy mô sử dụng đất lên đến 964,38 ha của 86 dự án “tồn kho” dẫn đến tình trạng cực kỳ lãng phí nguồn lực đất đai, bởi đã vi phạm nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả của Luật Đất đai. Ngoài ra, với tổng số nhà ở của 86 dự án “tồn kho” lên đến 54.051 căn, gồm 46.986 căn hộ và 7.065 nhà thấp tầng làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và tình trạng mất cân đối sản phẩm nhà ở, dẫn đến tình trạng lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở bình dân và là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá nhà tăng liên tục trong nhiều năm qua, vượt quá sức mua của người thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội.

Bên cạnh đó, tổng số 86 dự án “tồn kho” dẫn đến hệ quả là có đến 86 chủ đầu tư rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bị mất cơ hội kinh doanh, bị chôn vốn mà nguồn lực của doanh nghiệp cũng là nguồn lực của nền kinh tế, của xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Châu nhìn nhận, cơ hội hồi sinh các dự án treo nhiều năm đã rõ ràng khi Chính phủ và Thành phố đang tích cực rà soát, điều chỉnh để giải quyết các vướng mắc pháp lý. Trong đó, mục tiêu cao nhất của lãnh đạo Thành phố là gỡ ngay các dự án quy mô lớn, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, đến người dân và kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cung nhà ở dồi dào cho Thành phố trong thời gian tới.

Từ góc độ vĩ mô, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, sức bật của thị trường đang được trợ lực bởi nhiều yếu tố. Tiêu biểu là đà tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2025. Song hành với đó là việc lạm phát được kiểm soát và lãi suất duy trì ở mức thấp.

Ngoài ra, những đột phá về thể chế, sự hoàn thiện trong quy hoạch các cấp và việc đẩy mạnh đầu tư công cũng được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy cho sự bứt phá của thị trường bất động sản. Đặc biệt, ông Lực còn nhấn mạnh, những áp lực về tài chính của doanh nghiệp địa ốc đã được gỡ bỏ dần và nhiều công ty đã thành công trong việc tiếp cận vốn.

Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group, khi 3 bộ luật gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đã được thông qua, các dự án này cũng đang trong giai đoạn được “giải cứu” và trong năm 2025 sẽ có thể được giải cứu thành công. Đây cũng là chìa khóa giúp điều tiết thị trường, kéo giảm đà tăng giá bất động sản.

Hiện nay các chủ đầu tư đang nỗ lực tái khởi động dự án cũ và lên kế hoạch bắt tay để triển khai các dự án bị bỏ hoang trước đây. Diễn biến này được kỳ vọng làm hồi sinh nhiều dự án, giúp các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục hoạt động và gia tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường trong năm 2025.

Vị này nhận định, sau khi những vướng mắc về pháp lý được gỡ bỏ, thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn những thương vụ hợp tác để cùng nhau hồi sinh dự án cũ. Những chủ đầu tư có quỹ đất đang chịu áp lực về tài chính sẽ tìm đến những doanh nghiệp có dòng tiền. Còn doanh nghiệp mới thông qua hoạt động liên kết, mua bán sáp nhập để tiếp cận quỹ đất đẹp ngày càng khan hiếm tại TP.HCM trong thời gian tới. Đây sẽ là một điểm nhấn của thị trường trong năm 2025.

Minh Đăng

Bình luận

Nổi bật

“Giải cứu” dự án tồn kho giảm gánh nặng cho doanh nghiệp địa ốc

“Giải cứu” dự án tồn kho giảm gánh nặng cho doanh nghiệp địa ốc

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 14:51

Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group cho rằng, năm 2025 sẽ là một năm nhiều kỳ vọng của các doanh nghiệp bất động sản đang có dự án chờ được “giải cứu”.

Thị trường bất động sản 2025: Bàn đạp từ năm 2024, động lực cho thị trường phát triển trong thời gian tới

Thị trường bất động sản 2025: Bàn đạp từ năm 2024, động lực cho thị trường phát triển trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 13:54

Theo nhiều ý kiến đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam đã “khép lại” năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực, được coi là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong giai đoạn tới.

Dự báo mặt bằng giá BĐS Bình Dương tiếp tục tăng trong các năm tới

Dự báo mặt bằng giá BĐS Bình Dương tiếp tục tăng trong các năm tới

sự kiện🞄Thứ hai, 06/01/2025, 13:54

Ông Trần Hiếu, Phó tổng giám đốc DKRA Group cho biết, Bình Dương là tỉnh lân cận TP HCM nên giá bất động sản ít nhiều chịu ảnh hưởng từ đà tăng của thành phố này, nhất là những dự án nằm liền kề địa phận hai thị trường.