Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 30/08/2024, 23:08 PM

Gia đình hiếm hoi tại Việt Nam có 3 cha con cùng tham gia xây dựng Lăng Bác: Cha thành thạo 3 thứ tiếng, con làm trung tá quân đội

Hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức về công trình lịch sử vẫn được lưu giữ trọn vẹn trong ký ức của những người góp công, góp sức hoàn thành Lăng Bác.

3 cha con cùng tham gia xây dựng Lăng Bác

Trong số hàng vạn người tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một gia đình đặc biệt với hai thế hệ cùng chung tay góp sức. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Bé (sinh năm 1912).

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (con gái ông), ông Bé thông thạo ba thứ tiếng: Anh, Pháp, và Nga. Sau khi trở về từ Lào năm 1946, ông đảm nhiệm vị trí Trưởng Công chánh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi phong trào xây dựng Lăng Bác được phát động, ông Bé đã sẵn sàng tình nguyện tham gia. Năm 1952, ông tập kết ra Bắc, và đến năm 1954, ông đưa cả gia đình ra Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn ngồi cạnh chồng xúc động khi kể về những ngày tháng được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Dân Việt

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn ngồi cạnh chồng xúc động khi kể về những ngày tháng được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Dân Việt

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn chia sẻ: "Khi còn nhỏ, chúng tôi là một trong số hàng chục nghìn con em cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, được gọi chung là học sinh miền Nam. Học sinh được phân vào nhiều trường phù hợp với trình độ, lứa tuổi, hoàn cảnh. Trong đó, trường dành cho nữ ở Hải Phòng, còn trường dành cho nam ở các tỉnh quanh Hà Nội.

Tôi vẫn nhớ chuyến đi trên con tàu Kilinski của Ba Lan, chở cán bộ, bộ đội và thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc. Hồi đó tôi còn rất nhỏ nhưng đã biết đến Bác Hồ với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Bác rất quan tâm đến học sinh miền Nam. Mỗi dịp Trung thu, Bác đều gửi thư khuyên chúng tôi đoàn kết, tự lực cánh sinh trong sinh hoạt hàng ngày, và nhắc các thầy cô yêu thương học sinh như con ruột. Bác luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước," bà Sơn xúc động kể lại.

Hình ảnh bà Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng cha và anh trai khi tham gia xây dựng Lăng Bác. Ảnh: NVCC

Hình ảnh bà Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng cha và anh trai khi tham gia xây dựng Lăng Bác. Ảnh: NVCC

Bà Sơn nhớ cha mình khi xây dựng công trình thủy điện Bàn Thạch (Thanh Hóa), với cương vị Chỉ huy phó Tổng đội công trình. Sau đó, vào năm 1959, ông được cử sang Liên Xô học đại học về thủy lợi. Khi hoàn thành chương trình kỹ sư trở về, ông cùng các cộng sự và hàng ngàn công nhân bắt tay vào xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái). Tại đây, ông đảm nhiệm vai trò Phó giám đốc kỹ thuật của nhà máy trong nhiều năm. Đến năm 1973, dù đã 61 tuổi nhưng ông tiếp tục nhận lệnh làm Phó trưởng Ban chỉ huy công trình 75808 (bí danh của công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Không lâu sau, con trai cả của ông là Nguyễn Cát Thạch (hiện 86 tuổi) và bà Sơn cũng được điều về công trình này. Vậy là ba cha con cùng sát cánh bên nhau trong việc xây dựng Lăng Bác. Ông Thạch khi đó làm ở bộ phận xây dựng, còn bà Sơn, với vai trò là trung tá quân đội, phụ trách lắp đặt hệ thống thông tin.

Hình ảnh hiếm về 2 năm xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Hình ảnh hiếm về 2 năm xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Niềm tự hào khi được tham gia vào công trình trọng đại của đất nước

Trong ký ức của bà Sơn, những ngày tháng cha con bà cùng nhau tham gia xây dựng Lăng Bác vẫn luôn rõ nét. Cha bà đã dành tâm huyết để viết một cuốn nhật ký, ghi lại nhiều chi tiết quý giá, nhưng cảm động nhất vẫn là những trang viết về công việc mà ba cha con vinh dự cùng thực hiện trong quá trình xây dựng Lăng Bác.

Bà Sơn kể lại, trong nhật ký của cha có đoạn viết: "Ban phụ trách gồm các đồng chí Đỗ Mười, Phùng Thế Tài, Vũ Kỳ… Ngày 2/9/1973, bắt đầu khởi công đào móng xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến ngày 27/10, đổ mẻ bê tông đầu tiên… Ngày 1/7/1975, bàn giao phòng thi hài C5 cho y tế, ngày 19/7/1975, đón Bác về, và ngày 19/8/1975, nghiệm thu quốc gia, để rồi đến 29/8/1975, Lăng chính thức được khánh thành".

Quang cảnh xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Quang cảnh xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Cuốn nhật ký cũng ghi lại chi tiết số lượng công nhân tham gia xây dựng, với năm 1973 có 352 người, năm 1974 là 1.480 người, và năm 1975 là 1.311 người. Trong suốt hai năm thi công, dù khối lượng công việc khổng lồ với đất, đá và sắt thép, nhưng không có tai nạn lao động chết người nào xảy ra. Đọc từng dòng, càng thấy rõ tinh thần hăng say lao động của mọi người, bởi họ đều mang trong mình tâm niệm "Công trình của tấm lòng biết ơn".

Ngay sau khi Lăng Bác được khánh thành, ông Nguyễn Văn Bé và ông Phạm Hùng (Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đã cùng nhau biên soạn một báo cáo tổng kết dài 340 trang về quá trình xây dựng công trình này. Trước đó, riêng ông Bé đã hoàn thành bản tổng kết dài 750 trang về quá trình xây dựng thủy điện Thác Bà.

Những dòng hồi ký của cố kỹ sư Nguyễn Văn Bé đã ghi lại những ngày tháng ba cha con ông cùng tham gia xây dựng Lăng Bác. Bà Sơn, con gái ông, luôn cảm thấy vô cùng tự hào và trân trọng những năm tháng mà cha con bà vinh dự được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ cao cả này.

Hình ảnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước thềm Quốc khánh 02/09/2024. Ảnh: PV

Hình ảnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước thềm Quốc khánh 02/09/2024. Ảnh: PV

"Cha tôi không viết nhiều về mình. Ông ghi lại những kỷ niệm này như một bản di chúc để con cháu sau này mãi mãi ghi nhớ, tự hào và lấy đó làm động lực vươn lên trong cuộc sống, hướng tới tương lai. Ở thời điểm đó, hiếm có gia đình nào có đến ba cha con cùng được chọn tham gia xây dựng Lăng Bác như gia đình tôi," bà Sơn tự hào chia sẻ.

Gia đình bà được bố trí sống tại nhà số 2 đường Hoàng Văn Thụ. Trong ngôi nhà này, những bữa cơm trưa, cơm tối luôn rộn rã tiếng cười nói của ba cha con. Đặc biệt, niềm hạnh phúc của gia đình còn nhân lên khi mẹ của bà Sơn, sau nhiều năm đằng đẵng một mình nuôi con, đã có cơ hội tự tay nấu những bữa cơm ngon cho chồng và các con, để họ có sức khỏe phục vụ công trình trọng đại của đất nước.

"Hơn 50 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ về Bác Hồ, tôi luôn có cảm xúc rất đặc biệt. Vợ chồng tôi luôn động viên con cháu cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh," bà Sơn chia sẻ thêm.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Từ tháng 1/2025, tăng mức phạt không đội mũ bảo hiểm và các lỗi phạt đến 8 triệu với xe máy

Từ tháng 1/2025, tăng mức phạt không đội mũ bảo hiểm và các lỗi phạt đến 8 triệu với xe máy

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 22:46

Đó là một số đề xuất trong Dự thảo mới nhằm tăng cường trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ tính mạng cho người tham gia giao thông.

Tàu đường sắt chở 250 hành khách bất ngờ trật bánh, má phanh vỡ vụn rơi dọc đường ray, tuyến đường sắt Bắc - Nam gián đoạn

Tàu đường sắt chở 250 hành khách bất ngờ trật bánh, má phanh vỡ vụn rơi dọc đường ray, tuyến đường sắt Bắc - Nam gián đoạn

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 22:44

Sự cố xảy ra vào khoảng 12h30 ngày 15/9 tại địa bàn cầu Hói Mít, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Võ sư huyền thoại của Việt Nam là 'sư huynh' Lý Tiểu Long, được coi như bậc cao đồ của hai môn phái võ cổ truyền lớn nhất cả nước

Võ sư huyền thoại của Việt Nam là 'sư huynh' Lý Tiểu Long, được coi như bậc cao đồ của hai môn phái võ cổ truyền lớn nhất cả nước

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 11:04

Ông là một võ sư nổi tiếng của nước ta, người có công lớn trong việc mang tinh thần võ học Việt quảng bá ra với thế giới.