Thứ bảy, 22/10/2016, 20:39 PM

Gameshow truyền hình chạy theo số lượng, quên... chất lượng?

(NTD) - Những năm gần đây, gameshow truyền hình đang là món ăn tinh thần được yêu thích của khán giả xem đài. Các chương trình với đủ thể loại từ hài kịch, âm nhạc, thể thao, xã hội chiếm phần lớn thời lượng phát sóng. Thật dễ hiểu vì sao các nhà sản xuất lại đua nhau chạy theo các chương trình truyền hình như vậy, format đơn giản nhưng thu về lợi nhuận khủng, ai mà chẳng ham?

Lợi nhuận khủng

Chỉ một đêm chung kết Vietnam Idol năm 2009 (mùa 2), nhà đài đã nhận được 723.024 tin nhắn bình chọn cho các thí sinh dự thi tương đương với hơn 2,1 tỷ đồng. Ngoài việc thu lợi nhuận từ tin nhắn bình chọn, các chương trình truyền hình còn “ngốn” hàng tỷ đồng từ quảng cáo. Ví dụ như đêm chung kết Gương mặt thân quen 2013, cứ sau 2 tiết mục là đến chương trình quảng cáo, ước chừng nhà đài đêm đó thu được đến... 77 hợp đồng từ các thương hiệu.

22
Sự thể hiện "bất ngờ" của Trấn Thành và Trường Giang trong "Đấu trường tiếu lâm".

Còn quảng cáo 30 giây trong chương trình The Voice Kids 2013, đơn vị sản xuất đã thu được 280 triệu đồng. Đây là những con số mà một bộ phim truyền hình khó có thể đạt được. Khi lợi nhuận gấp nhiều lần chi phí sản xuất, dĩ nhiên các công ty truyền thông sẽ đua nhau sản xuất chương trình truyền hình. Thống kê trong năm 2016, hơn 40 gameshow truyền hình lên sóng rải rác khắp các đài quốc gia và địa phương, chiếm ưu thế là các chương trình âm nhạc và hài kịch.

Từ sân chơi hài kịch

Có người cho rằng, thời đại gameshow bùng nổ thì khán giả có thêm nhiều lựa chọn, nên các nhà sản xuất cũng nâng chất lượng chương trình nhằm kéo “rating”. Tuy nhiên, xem các gameshow truyền hình hiện nay, có thể nhận thấy số lượng đang tỷ lệ nghịch với chất lượng.

24
Việt Hương và Trấn Thành với những màn tung hứng trong "Thách thức danh hài".

Đầu tiên là các chương trình hài tiểu phẩm, hài tình huống, với mục đích tìm ra các nhân tố mới, tạo điều kiện cho các tài năng trẻ được khán giả truyền hình biết đến, như “Cười Xuyên Việt”, “Đấu trường tiếu lâm”, “Học viện danh hài”, “Thách thức danh hài”, “Ơn giời, cậu đây rồi”, “Siêu nhí tranh tài”... Tuy đa dạng về hình thức và nội dung, nhưng không mấy trong số đó gây ấn tượng với khán giả. “Nhảm” vẫn là từ thông dụng nhất được khán giả gắn mác cho các chương trình này. Dù tiếng cười “TV” liên tục vang lên ở những câu “ăn theo nói leo” của các nghệ sĩ, nhưng khán giả trước truyền hình vẫn ngồi yên lặng. Dường như họ chờ đợi những tình huống cười thâm thúy, cười tâm đắc, cười ra nước mắt như những vở táo quân, thì dường như kịch bản họ đang xem vẫn còn mờ nhạt. Và tiếng cười bằng âm thanh trên truyền hình vẫn chỉ là kỹ xảo, đi đôi với chất lượng nội dung còn hạn chế.

Không những thế, khâu kiểm duyệt còn để sót nhiều hạt sạn. Cụ thể đêm chung kết “Đấu trường tiếu lâm” đã mang ảnh thành viên nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc làm ảnh đạo cụ trên bàn thờ trong tiểu phẩm của quán quân Duy Khương. Phải chăng, vì lợi nhuận quảng cáo, khâu kiểm duyệt cũng trở nên “thiếu chuyên nghiệp” và cẩu thả trước khi phát sóng.

Một chương trình khác tuy tạo được hiệu ứng truyền thông nhưng không được đánh giá cao về chuyên môn là “Thách thức danh hài”. Với mức tiền thưởng 150 triệu đồng, chương trình thu hút lượng lớn người chơi và sự tò mò của khán giả. Tuy nhiên, phải chăng vì quá lạm dụng yếu tố câu khách, các tiết mục “mất vệ sinh” và phản cảm vẫn được lên sóng? Chẳng hạn như tiết mục của bạn Bùi Ngọc Thịnh bị nhận xét là “tra tấn” khán giả và Ban giám khảo với nhiều hành động phản cảm, lố lăng hay một thí sinh ở Bình Dương chiếm sóng 7 phút của chương trình với màn cãi tay đôi với giám khảo.

Đến các chương trình thi ca hát

Năm nay, các chương trình thi hát vẫn chiếm nhiều thời lượng phát sóng của các đài truyền hình. Bên cạnh những cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc lâu năm như Vietnam Idols, The Voice Kids, X-factor... một số chương trình có format mới lạ xuất hiện gần đây như “Ca sĩ giấu mặt”, “Ai tỏa sáng”, “Gương mặt thân quen”, “Biến hóa hoàn hảo”, “Tuyệt chiêu siêu diễn”... Tên gọi khác nhau nhưng kỳ thực, format của các chương trình gần như giống nhau. Chẳng hạn “Ca sĩ giấu mặt” và “Ai tỏa sáng” đều có điểm chung là tìm ra thí sinh hát giống ca sĩ thần tượng nhất. Dù có format khác nhau nhưng hai chương trình này “đụng nhau” về thí sinh và đối tượng khán giả.

23
Hoài Linh và Chí Tài trong chương trình "Ca sĩ giấu mặt".

Về chất lượng thí sinh, nếu chương trình “Sao mai điểm hẹn” là cái nôi ra đời bao tài năng trẻ như Hà Anh Tuấn, Phương Linh, Hoàng Hải, Ngọc Khuê, Anh Khoa... thì thí sinh từ các chương trình thi hát hiện nay còn nhiều hạn chế. Dường như các cuộc thi này chỉ đang tìm kiếm tài năng, nhưng thiếu tính định hướng. Rất nhiều tài năng bị chôn vùi sau khi cuộc thi kết thúc. Chẳng hạn như quán quân Yasuy của Vietnam Idols 2012, sau 4 năm đăng quang đến nay, anh vẫn chưa có nhiều sự cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà. Cô gái có giọng hát nội lực Hương Tràm, quán quân The Voice 2014 vẫn còn đang loay hoay tìm hướng đi sau hàng loạt scandal tai tiếng.

Không thể phủ nhận nhu cầu giải trí bằng các chương trình hài kịch đang được các nhà sản xuất đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, việc cho ra mắt ồ ạt nhiều chương trình với chất lượng không bảo đảm đã và đang dần làm mất đi sự quan tâm của khán giả đối với gameshow truyền hình, thậm chí có thể tạo phản ứng ngược. Thiết nghĩ, những nhà sản xuất cần tìm ra lối đi mới và sáng tạo, thay vì xào nấu một món ăn vốn đã gây nhàm chán cho khán giả lâu nay.

 Xuân Trinh

 

NTD_So_71-26
 

Bình luận

Nổi bật

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

Phú Yên: Ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Mục tiêu chính của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN, xây dựng được mô hình sản xuất cua lột theo chuỗi từ sản xuất giống, ương nuôi cua nguyên liệu đến sản xuất cua lột thương phẩm để phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

Ngày 20/5 hàng năm là ngày Đo lường Thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

(CL&CS)- Hội nghị toàn thể Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc họp từ 7 đến 22/12/2023 đã chấp nhận xem 20 tháng 5 là Ngày Đo lường Thế giới.

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đồng Nai: Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:44

(CL&CS) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Đồng Nai năm 2024.