Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Góp phần đưa đất nước phát triển
(CL&CS) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một bước đi chiến lược, nhằm trang bị, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến các trung tâm ngoại ngữ về Đề án quốc gia “Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” – một nội dung trọng tâm trong Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng
Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, đây là một công việc mới, có tác động lớn đến toàn hệ thống giáo dục nên cần được xây dựng bài bản, chi tiết với lộ trình rõ ràng về thời gian, kinh phí và giải pháp tổ chức thực hiện. Quá trình xây dựng đề án được thực hiện dựa trên khảo sát thực tế có căn cứ khoa học, số liệu đầy đủ và tuyệt đối tránh tình trạng “gọt chân cho vừa giày”.
Để đảm bảo tính khả thi, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, lấy ý kiến từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có các trung tâm ngoại ngữ – lực lượng được xác định là thành phần tích cực, chủ thể tham gia triển khai đề án.
Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí đánh giá cao chủ trương của Bộ GD&ĐT, cho rằng việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là cần thiết và phù hợp với xu thế hội nhập. Đại diện một số hệ thống đào tạo ngoại ngữ nhận định, tiếng Anh không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là chìa khóa giúp học sinh phát triển kỹ năng toàn diện, đáp ứng yêu cầu học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.
Các ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT tập trung vào các nội dung trọng tâm như: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; xây dựng chương trình phù hợp vùng miền; đổi mới kiểm tra, đánh giá; và hoàn thiện cơ chế, chính sách triển khai.
Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh, muốn đề án thành công, trước hết cần thay đổi nhận thức của đội ngũ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực tiếng Anh trong nhà trường.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT xác định đây là một đề án mang tầm quốc gia, không phân biệt khu vực công hay tư, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của toàn ngành và sự đồng thuận từ toàn xã hội. Bộ sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện đề án, đặc biệt chú trọng các giải pháp đột phá về cơ chế, đội ngũ giáo viên, truyền thông, tài liệu giảng dạy, kiểm tra đánh giá và công tác xã hội hoá.
Ngô Vân
Bình luận
Nổi bật
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Góp phần đưa đất nước phát triển
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 10:25
(CL&CS) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một bước đi chiến lược, nhằm trang bị, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
3 ngành đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 09:11
(CL&CS)- Ngày 22/4, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học.
Quy định mới thuận lợi cho giáo viên và người làm công tác quản lý trường học
sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 07:46
(CL&CS) - Điều 3 Thông tư 05/2025 quy định mỗi giáo viên không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ bao gồm cả việc kiêm nhiệm công việc chuyên môn, công tác Đảng, đoàn thể, các tổ chức khác và các vị trí công việc khác.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.