Dự án Xuyên Á của bầu Thụy: Lợi ích riêng “ăn mòn” tài sản quốc gia

(NTD) - Dự án tỷ đô lập tuyến đường thủy xuyên Á dọc sông Hồng của bầu Thụy thực chất là dự án tăng cường hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thủy điện chỉ là cái cớ để dự án được chấp nhận?

bau thuy
Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ThaiGroup.

Ngày 9/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO.

Theo đó, Thủ tướng chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật. Thứ hai, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kết hợp với các bộ ngành liên quan để bảo đảm phát triển bền vững.

Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup, làm chủ đầu tư. Tiền thân của ThaiGroup là Tập đoàn Xuân Thành do ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự án là xây dựng các nhà máy thủy điện.

Dự án trị giá khoảng 24.500 tỷ đồng này được Công ty TNHH Xuân Thiện đề xuất đặt mục tiêu thúc đẩy giao thương đường thủy với Trung Quốc; kết nối, nâng cấp hai tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng - Việt Trì (Phú Thọ) với Hà Nội - Lạch Giang (Nam Định).

bau thuy3
Văn bản của Thủ tướng Chính phủ gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi chủ trương đầu tư dự án xuyên Á của bầu Thụy.

Trong văn bản chủ đầu tư nêu rõ: “Dự án không gây ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, bảo đảm yêu cầu về quan hệ quốc tế, biên giới, an ninh với Trung Quốc”.

Chia sẻ với báo chí, GS.TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam về dự án xuyên Á, cho biết: “Trước tiên phải nói về bản chất của dự án này. Họ tập trung vào mục đích giao thông thủy nối dự án đường thủy xuyên Á vào Việt Nam sang Trung Quốc qua sông Hồng ở Lào Cai. Còn việc làm những thủy điện nhỏ cũng chỉ là cái làm thêm để họ cho rằng có thủy điện, tức là có nguồn nước hạ du thì dự án mới dễ được chấp nhận”.

Cũng chia sẻ về dự án xuyên Á của bầu Thụy đang làm “nóng” dư luận trong những ngày qua, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thẳng thắn cho biết dự án này đi xuyên một số tỉnh Tây Nam (Trung Quốc), tiếp cận ra biển. Nếu có dự án này thì sông Hồng sẽ tiếp cận biển Đông với chi phí rất rẻ. Đây chỉ là câu chuyện 2 nước, đừng dùng mỹ từ “xuyên Á” để làm nổi vấn đề như tính chất lớn lao, vĩ đại.

Dân mất kế sinh nhai và de dọa đến an ninh quốc phòng

bau thuy2
Dự án xuyên Á của bầu Thụy trên sông Hồng đang gặp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận.

Theo GS. Đặng Hùng Võ thì việc trị thủy sông Hồng vẫn là câu chuyện từ xưa đến nay, 2 bên sông Hồng coi đây là công trình nhân tạo vĩ đại của Việt Nam, việc ngăn sông hay chặn sông làm thay đổi dòng chảy, như vậy càng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ông Võ cho rằng dự án xuyên Á của bầu Thụy sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân quanh khu vực đồng bằng sông Hồng. Nó sẽ tác động trực tiếp đến cộng đồng dân cư sinh sống nhờ dòng sông khiến họ mất sinh kế và cuộc sống bị đảo lộn.

Còn theo ông Vũ Trọng Hồng, sông Hồng là huyết mạch của đồng bằng sông Hồng. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có mấy chục con sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Lưu lượng nước của sông Hồng dùng để nuôi vùng đồng bằng, từ nước sinh hoạt, nước trồng lúa, nước cho môi trường, cho công nghiệp... Nếu dự án này được thực thi sẽ đánh đổi tất cả các mục tiêu kia và sông Hồng không còn là huyết mạch của đồng bằng sông Hồng nữa.

Ông Hồng cho rằng sông Hồng là tài sản quốc gia, chắc chắn Nhà nước phải xem xét kỹ nếu đánh đổi cả nguồn nước cho giao thông thủy, mà giao thông thủy này chỉ phục vụ cho giao thông Trung Quốc với Việt Nam chứ không phải nội địa.

“Chưa quốc gia nào cho phép làm dòng sông biên giới nối nhau, vì đó là vấn đề an ninh quốc phòng. Họ làm cái việc nhập dòng nước thành chung, tôi tin Nhà nước sẽ không đồng ý”, ông Hồng nhấn mạnh.

Ông Hồng cho biết hiện nay đáy sông Hồng đã tụt xuống 1 m. Trên thế giới, việc đáy sông tụt xuống cả mét là một điều đặc biệt nguy hiểm, bởi sông là một vùng sinh thái, nó không phải tạo nước mặt cho chúng ta mà quan trọng hơn cả đó là lượng nước ngầm. Đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với việc nước ngầm cũng tụt. Nước ngầm tụt đồng nghĩa toàn bộ thảm thực vật trên mặt đất sẽ bị ảnh hưởng theo, bởi theo nguyên tắc mao dẫn nó đẩy (nước) lên.

Lịch sử hoạt động của Tập đoàn Thaigroup

-Năm 1976: Thành lập hợp tác xã xây dựng Bình Minh, ông Nguyễn Xuân Thành (cha bầu Thụy) làm chủ nhiệm.

- Năm 1992: Thành lập xí nghiệp tư doanh Xuân Thành.

- Năm 2003: Thành lập Công TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thành.

- 12/2004: Thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Xuân Thái.

- Năm 2007: Thành lập Xuân Thành Group. Ông Nguyễn Đức Thụy trở thành Chủ tịch Tập đoàn.

-5/2015 Xuân Thành Group chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiGroup.

Vân Lam

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.