Dòng vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản nhưng vẫn cần “nắn dòng tiền” để đảm bảo hiệu quả?
Nhờ hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đối với hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp, thương mại văn phòng... đều cao. Do đó, Việt Nam luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững. Tuy nhiên, làm sao “nắn dòng” tiền vào đúng phân khúc, đảm bảo hiệu quả đầu tư lại là bài toán không dễ.
Hút mạnh dòng vốn ngoại
Báo cáo của của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, tổng vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm vừa qua đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% và tiếp tục xếp thứ 2 trong nhóm lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất năm, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với gần 25,58 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết, số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong cả năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng hơn 9%. Riêng hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 1,84 tỷ USD, tăng 60% so với năm 2023.
Theo chuyên gia của Savills, nhìn chung trong năm qua, thị trường Việt Nam chủ yếu thu hút các nhà đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu. Trong đó, khẩu vị khối ngoại tập trung ở bất động sản công nghiệp nhờ đà phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài hiện diện tại các dự án nhà kho và xưởng hạng A.
Bà Nguyễn Lê Dung, Trưởng bộ phận môi giới và đầu tư, Savills Hà Nội, cho biết quy mô và tổng mức đầu tư của khối ngoại khá đa dạng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường chú trọng đến dự án phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại để gia tăng chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng.
"Pháp lý là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài do ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án, cấu trúc giao dịch và kế hoạch tài chính của họ", bà Dung cho hay.
Báo cáo hồi quý III/2024 của Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy trong vòng 1 năm từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024, tổng số vốn M&A vào lĩnh vực bất động sản đạt 3,2 tỷ đô la Mỹ tăng 45,9%, đứng thứ 2 trong số 6 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan).
Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI trong lĩnh vực bất động sản tăng mạnh thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, cả trong nước lẫn quốc tế. Nhưng đã thể hiện sự hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam, do tốc độ đô thị hóa cao, tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh... mang đến tiềm năng lớn cho thị trường nhờ khả năng sinh lợi và an toàn cao.
Đồng thời, xu hướng mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp lớn và vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh... khiến nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến bất động sản Việt Nam.
Đưa ra nhận định về xu hướng của dòng vốn này trong năm 2025, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam cho rằng nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng ưu tiên tham gia vào giai đoạn đầu của dự án; hoặc đất công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để sau đó sẵn sàng triển khai khu công nghiệp hoặc nhà máy, nhà xưởng.
Những địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài thường có thế mạnh về công nghiệp và hạ tầng, như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam và Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh ở phía Bắc.
Vẫn cần hấp thụ chủ động, có chọn lọc
Có thể nhận thấy, thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó nhu cầu đối với hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp, thương mại văn phòng... đều cao.
Dòng vốn ngoại chảy mạnh rõ ràng là tín hiệu tích cực, tuy nhiên, theo chuyên gia, sau thời “may sẵn” (các dự án hấp thụ dòng vốn một cách bị động), đã đến lúc thị trường cần chuyển sang “may đo” (hấp thụ vốn một cách chủ động, chọn lọc) để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích, thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cần phải xem xét cơ cấu dòng vốn đổ vào các phân khúc, trong đó cần khuyến khích đưa vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất…
Ngược lại, sau những bài học từ quá khứ, cần có giải pháp chọn lọc, hay hạn chế tập trung quá nhiều vào các sản phẩm cao cấp, nghỉ dưỡng, bởi dễ làm dư thừa nguồn cung ở phân khúc này, không tạo ra lực đẩy cho kinh tế, cho xã hội.
Ở thời điểm này nhìn lại, có thể nói, dòng vốn FDI đang trở thành một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào những thành tựu mà thị trường này đạt được. Với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bất động sản Việt Nam không chỉ được bổ sung nguồn vốn quan trọng mà còn đem đến nhiều kinh nghiệm quốc tế trong quá trình đầu tư và phát triển dự án cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó góp phần chuẩn hóa thị trường bất động sản Việt Nam, giúp Việt Nam có những công trình bất động sản đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc thu hút nhiều dự án FDI cũng góp phần đa dạng hóa các loại hình bất động sản tại Việt Nam, như bất động sản công nghiệp, chung cư cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe…
Vai trò của dòng vốn FDI đối với thị trường bất động sản trong nước là không thể phủ nhận, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện rõ tính 2 mặt của đồng tiền. Trong đó, việc các dự án “ôm đất” rồi bỏ hoang, hơn chục năm vẫn chỉ là “bánh vẽ” là một trong những thực tế nổi bật, gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đối với thị trường bất động sản cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
An Nhiên
Bình luận
Nổi bật
Dòng vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản nhưng vẫn cần “nắn dòng tiền” để đảm bảo hiệu quả?
sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:20
Nhờ hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đối với hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp, thương mại văn phòng... đều cao. Do đó, Việt Nam luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững. Tuy nhiên, làm sao “nắn dòng” tiền vào đúng phân khúc, đảm bảo hiệu quả đầu tư lại là bài toán không dễ.
Giá nhà vẫn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, cân đối giá nhà là bài toán cần phải giải?
sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:20
Năm 2025, dự báo nguồn cung nhà ở sẽ dồi dào hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, rất khó để kéo giảm giá nhà trong thời gian tới. Do đó, cân đối giá nhà sẽ là bài toán cần được các bên nghiêm túc triển khai trong những năm tới đây.
Nhiều động lực thúc đẩy doanh nghiệp địa ốc quay lại hoạt động
sự kiện🞄Thứ tư, 08/01/2025, 14:19
Năm 2024 vừa qua, ba luật lớn cùng nhiều chính sách liên quan đã chính thức có hiệu lực, báo hiệu một chu kỳ mới cho thị trường bất động sản nhà ở từ năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.