Thứ hai, 24/06/2024, 14:17 PM

Dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam, vùng lưu vực đóng góp tới 30% GDP cả nước

Diện tích lưu vực của dòng sông này chiếm khoảng 11% lãnh thổ và đóng góp khoảng 1/3 GDP của Việt Nam.

Sông Đồng Nai là dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam, bắt nguồn từ những con suối nhỏ trên cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng) và mang theo phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng đất Nam Bộ trù phú. Dòng sông này chảy qua 10 tỉnh, thành phố bao gồm Đồng Nai, TP. HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Nông, Long An, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần tạo nên một lưu vực rộng lớn thứ ba cả nước (36.350km2), chỉ sau sông Cửu Long và sông Hồng.

Các phụ lưu chính của sông Đồng Nai bao gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Huoai và sông Vàm Cỏ. Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.

Hình ảnh dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Hình ảnh dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Theo số liệu của Bộ Tài Nguyên & Môi trường, mặc dù sông Đồng Nai chỉ chiếm 4,2% lượng nước và 11% diện tích đất Việt Nam, nhưng toàn bộ cùng lưu vực của dòng sông này đóng góp tới 30% GDP cả nước.

Trong đó, hơn 63% GDP công nghiệp, 41% GDP dịch vụ và 28% GDP nông nghiệp của Việt Nam được tạo ra từ lưu vực sông Đồng Nai. Nhờ vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế to lớn, 4 địa phương TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương lần lượt xếp vị trí thứ nhất, 3, 5 và 6 trong top các địa phương thu ngân sách nhiều nhất năm 2022.

Sông Đồng Nai còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của khoảng 20 triệu người dân sinh sống trong lưu vực. Dòng sông cung cấp nguồn nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu cho các cánh đồng lúa màu mỡ, hỗ trợ công nghiệp và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái.

Vùng lưu vực sông Đồng Nai đóng góp khoảng 1/3 GDP cả nước. Ảnh: Internet

Vùng lưu vực sông Đồng Nai đóng góp khoảng 1/3 GDP cả nước. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, nguồn nước dồi dào từ sông Đồng Nai cũng đã giúp hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Nổi tiếng nhất là Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, tọa lạc trên địa bàn ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai với diện tích 720km². Nơi đây được ví như "lá phổi xanh" của khu vực Nam Bộ, là nơi cư trú của hơn 40 loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ thế giới, trong đó đặc biệt nhất là loài tê giác một sừng.

Đặc biệt, với tiềm năng thủy điện, thủy lợi trên sông Đồng Nai đã có hơn 58 công trình quy mô lớn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quả lý. Nổi bật là Nhà máy thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) - nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở phía Nam sau ngày thống nhất đất nước. Mỗi năm, thủy điện Trị An cung cấp cho điện lưới quốc gia 1,7 tỷ KWh, đảm bảo lượng nước tưới tiêu cho khu vực, điều tiết lũ, phát triển giao thông vận tải.

Trong dự thảo Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện, trên toàn lưu vực có hơn 200 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, trung bình, nhỏ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây dựng. Trong đó, một phần nhỏ là hồ chứa thủy điện, còn lại chủ yếu là hồ chứa thủy lợi.

Tổng dung tích điều tiết của các hồ chứa khoảng trên 6 tỷ m3, trong đó có khoảng 1 tỷ m3 nước chuyển ra ngoài lưu vực sang vùng khô hạn ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận. Hồ chứa có dung tích lớn nhất là hồ Trị An trên sông Đồng Nai với hơn 2,7 tỷ m3 nước; hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn gần 1,6 tỷ m3 nước.

Có 21 hồ, đập đã được quy định quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 25-12-2019 của Thủ tướng Chính phủ gồm: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa, Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đăk R’Tih, Đồng Nai 5, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Dầu Tiếng, Đa Khai, Đa Dâng 3, Đăk Sin 1, Đa M’Bri, Đắk Kar và đập dâng Tà Pao.    

Dòng sông hiền hòa góp phần định hình văn hóa, tập quán cùng lưu vực. Ảnh: Internet

Dòng sông hiền hòa góp phần định hình văn hóa, tập quán cùng lưu vực. Ảnh: Internet

Sông Đồng Nai không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn mà nó còn góp phần định hình lên lối sống, tập quán và những nét đẹp trong văn hóa của cùng lưu vực. Ven sông và phụ cận hình thành những làng mạc, đô thị, khu công nghiệp… sầm uất với cảnh “đất hẹp, người đông”. Những cộng đồng cư dân đã tạo dựng một đời sống phong phú theo dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai với nhiều làng nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, làm muối…

Những thiết chế tín ngưỡng dân gian đa dạng của cư dân được hình thành ven sông, ven biển như: miếu thờ Bà Thủy, bà Ngũ Hành, dinh Cô, thờ thần Thành hoàng, lăng Cá Ông… cùng với hệ thống chùa chiền, nhà thờ. Lễ hội Nghinh Ông tổ chức hằng năm là nét chấm phá độc đáo của ngư dân miền sông nước nơi cửa sông và biển với những tập thành nghi thức trên bộ, trên sông, trên biển rực rỡ màu sắc.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Choáng ngợp căn nhà dựng từ 2.000m3 gỗ quý trông như ‘Tử Cấm Thành thu nhỏ’ của đại gia xứ Nghệ

Choáng ngợp căn nhà dựng từ 2.000m3 gỗ quý trông như ‘Tử Cấm Thành thu nhỏ’ của đại gia xứ Nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 21:52

Căn biệt thự đã được xây dựng lên từ năm 2004 với diện tích 4.000m2 và hoàn thành trong 5 năm.

Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân

Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 21:30

Công trình này đã giải quyết tình trạng lũ lụt tồi tệ và giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người.

Đề xuất đặt tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các tuyến đường tại 'điểm đến hàng đầu thế giới' của Việt Nam

Đề xuất đặt tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các tuyến đường tại 'điểm đến hàng đầu thế giới' của Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 21:27

Việc đề xuất đặt tên đường mang tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận và tri ân công lao to lớn của các mẹ đối với đất nước.