Đón tin vui, thị trường bất động sản Huế sẽ bứt phá trong thời gian tới?
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ 2025. Đây được xem là sự kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của bất động sản khu vực này.
Đón tin vui, bất động sản sẽ bứt phá
Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; giáp Lào và Biển Đông.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025. Như vậy, từ thời điểm đó, Việt Nam sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TPHCM, Cần Thơ và thành phố Huế.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết này.
Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được xem là “bước đệm” giúp thị trường bất động sản nơi này bước vào chu kỳ phát triển mới, bứt phá hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, bất động sản nơi này chưa thể bứt phá ngay được.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, bất động sản Huế chưa thể tạo sự đột phá ngay sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bởi định hướng xây dựng đô thị của Huế là phát triển bền vững, dựa trên cơ sở các giá trị văn hoá bản sắc riêng.
Tuy vậy, trong trường hợp chính quyền TP. Huế (sau khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) có những định hướng và chính sách mới đột phá về thu hút đầu tư vào các khu vực có tiềm năng, các khu quy hoạch mở rộng TP. Huế hiện nay, tạo ra sự cải thiện về quy mô, chất lượng dịch vụ, hạ tầng đô thị, thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.
“TP. Huế hiện nay vốn dĩ đã là một đô thị và khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì chắc chắn sẽ được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, việc chính quyền địa phương có sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng tăng cường đầu tư hạ tầng theo hướng hiện đại hay không mới là yếu tố quyết định sự phát triển của thị trường bất động sản. Tại thời điểm này, sự quan tâm của giới đầu tư cả nước đối với Huế có thể chỉ ở mức độ chú ý hơn, nhưng trong tương lai xa hơn, việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giúp bất động sản Huế hội tụ được các tiền đề và điều kiện để phát triển lên một tầm cao mới so với hiện nay”, ông Đính đánh giá.
Bất động sản Thừa Thiên Huế vẫn “ảm đạm”
Trong 9 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại địa phương này xuất hiện một số tín hiệu tích cực, như việc ghi nhận một số dự án bất động sản lớn được khởi công, cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến hết quý III/2024 lượng giao dịch bất động sản tăng nhẹ so với quý II cùng năm. Tổng giá trị giao dịch bất động sản đến hết quý III/2024 đạt gần 280 tỷ đồng (tăng gần 150 tỷ đồng so với quý trước đó) chủ yếu tập trung vào chung cư và nhà ở riêng lẻ.
Đối với các dự án nhà ở thương mại, hết quý III/2024 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 1 dự án đang được triển khai với quy mô 497 căn chung cư và 106 nhà ở riêng lẻ. Cùng với đó là 1.085 căn nhà ở cho người thu nhập thấp ở thành thị đang được triển khai.
Tuy ghi nhận một vài dự án mới ở phân khúc căn hộ, nhưng 9 tháng đầu năm, thị trường bất động sản của Thừa Thiên Huế lại "sạch bóng" các loại hình khác như dự án liên quan đến đất nền, các dự án về du lịch nghỉ dưỡng.
Theo Sở Xây dựng, thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế vẫn còn trầm lắng và chưa có dấu hiệu "tăng nhiệt", dù lượng giao dịch tăng nhẹ so với quý II nhưng tâm lý của các nhà đầu tư vẫn còn e ngại, dẫn đến thanh khoản chung trên thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi.
Ông Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dù có nhiều chuyển biến nhưng thị trường bất động sản địa phương này vẫn khó khởi sắc trong thời gian tới.
Ông Châu cho rằng, thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế chủ yếu là nhà ở, người mua để ở không nhiều trong khi người mua đầu tư sẽ đầu tư khi thị trường có những chính sách mới hay được bổ sung dòng tiền.
"Trong ngắn hạn thị trường Huế vẫn chưa có gì thay đổi, bởi vì hiện giá bất động sản đang neo cao, cùng với lãi suất cao nên tâm lý nhà đầu tư vẫn lựa chọn kênh ngân hàng, chứng khoán để đầu tư. Tình trạng này khó nói khi nào khởi sắc, đặc biệt là nhà nước ban hành khung giá đất mới theo xu hướng tăng kéo theo nhiều nhiều loại phí, thuế tăng theo", ông Châu nhận định.
An Nhiên
- ▪Nhà đầu tư kỳ vọng phân khúc căn hộ cho thuê có thể trở lại thời ăn “lãi kép”
- ▪Giảm “đầu cơ” bất động sản: Đánh thuế theo thời gian sở hữu nhà đất, liệu có khả thi?
- ▪'Hòn ngọc quý' trên vùng biển Việt Nam là địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng
- ▪Thừa Thiên Huế chi trăm tỷ 'trùng tu' lăng mộ vua trị vì lâu nhất triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Bình luận
Nổi bật
Lợi ích và tầm quan trọng khi doanh nghiệp áp dụng HACCP
sự kiện🞄Thứ tư, 11/12/2024, 09:44
(CL&CS)- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản đã bước qua giai đoạn đảo chiều, sẽ vào chu kỳ tăng trưởng mới trong năm sau?
sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 15:27
Theo nhiều ý kiến đánh giá, điểm đảo chiều của thị trường bất động sản rơi vào quý III năm nay. Nhưng thị trường sẽ không trực tiếp quay trở lại ngay sau mốc thời gian này, mà cần có thời gian và trình tự. Theo đó, năm 2025 sẽ là thời điểm tăng trưởng mới của thị trường.
Nhóm có thu nhập thấp gần như không có cơ hội mua nhà
sự kiện🞄Thứ ba, 10/12/2024, 15:27
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhóm có thu nhập cao nhất của cả nước gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà đồng nghĩa với việc các nhóm thu nhập thấp hơn gần như không có cơ hội. Nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân không được đáp ứng, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội mà còn dẫn đến sự bất ổn dài hạn cho thị trường bất động sản và tạo hệ lụy rủi ro kinh tế vĩ mô.
3
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.