Thứ ba, 08/10/2019, 10:15 AM

“Đôi chân tròn”: Nghị lực của thầy An

(NTD) - Đang ở trong giai đoạn nhiều năng lượng, nhiệt huyết nhất của tuổi trẻ, biến cố về sức khỏe bất ngờ ập đến đã khiến cho thầy giáo trẻ - ThS. Đặng Hoàng An phải tạm dừng công việc ở trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) TP.HCM.

Căn bệnh suy tủy và thiếu canxi đã khiến cho thầy An không thể đi lại được nhưng bằng nghị lực bản thân, thầy vẫn miệt mài dấn thân vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ cho giáo dục.

ThS. Đặng Hoàng An mở đầu câu chuyện:

Tôi là một người con được sinh ra trong gia đình nông thôn, hoàn cảnh gia đình có phần khó khăn. Nhận thức được xuất phát điểm của mình vốn thấp hơn bạn bè trang lứa, nên ngay từ nhỏ, tôi luôn nỗ lực trong học tập và rèn cho mình cái tính tự lập từ trong suy nghĩ đến hành động.

Tôi thích nghề giáo viên từ nhỏ nên luôn đặt ra mục tiêu cho mình phấn đấu. Kết quả tôi có được là 12 năm phổ thông đều học khá giỏi, lên đại học luôn đạt kết quả cao của lớp và có 7/8 học kỳ nhận học bổng của trường. Khi học lên thạc sĩ, tôi vừa đi học vừa đi dạy thỉnh giảng ở trường cao đẳng và làm tư vấn học đường cho một trường cấp 3 để trau dồi thêm kinh nghiệm.

Tôi là người khá nhạy cảm nên dễ rung động trước hoàn cảnh của người khác. Đó cũng là lý do thôi thúc tôi thi vào ngành Tâm lý - Giáo dục của trường ĐHSP TP.HCM. Nhớ như in cách đây 10 năm, tôi đã từng viết thư gửi về chương trình “Vượt qua hiểm nghèo” của Đài Truyền hình Long An với mong muốn giúp đỡ một người bạn vượt qua khó khăn về chứng bệnh gai xương khớp gối di chuyển khó khăn và thường xuyên đau nhức. Tôi thuộc tuýp người hướng ngoại, năng nổ tham gia các hoạt động Đoàn thanh niên và các hoạt động thiện nguyện ngay từ thời phổ thông và cả khi trở thành giảng viên.

 

a1
Thầy An chia sẻ cùng các bạn sinh viên.

Khi được thông báo về tình hình sức khỏe của mình, phản ứng đầu tiên của anh là gì?

Lúc đầu khi nghe bác sĩ Bệnh viện 30/4 thông báo về tình trạng sức khỏe, tôi vô cùng hoang mang và lo sợ. Rất nhiều thứ cứ bủa vây trong suy nghĩ của tôi: Tiền viện phí, những công việc đang dở dang, liệu rằng đôi chân mình có được cứu chữa? Nhiều đêm nằm trong viện làm bạn với cơn đau của cả hai chân, tôi chỉ biết cắn răng chịu đựng, cố lắm nhưng không thể kiềm được nước mắt. Đôi chân của tôi có dấu hiệu trở nặng vào cuối tháng 5/2016 và tôi phải chuyển viện sang Chợ Rẫy nằm đến cuối tháng 6 thì bệnh viện cho về vì không còn phác đồ nào thích hợp cho mình nữa. Tôi tự nghĩ mọi thứ với mình giờ đây như trời cùng đất tận và luôn gieo suy nghĩ “mình tàn phế thật rồi”...

Đâu là động lực để giúp anh vượt qua cú sốc tinh thần và những ai là người đã đồng hành cùng anh trong khoảng thời gian đó?

Trong khoảng thời gian tăm tối ấy, tôi thu mình vào trong, ý chí không còn sắt đá như đã từng mà bắt đầu có những vết rạn, ngày một mỏng đi, nhỏ dần và mất hút. Ngày đến đêm, thời khắc nào tôi cũng làm bạn với xúc cảm tiêu cực. Thấy tương lai của mình dần khép lại trong tăm tối, mịt mờ. Cứ thế, tôi lại sầu và buông trôi cuộc đời mình trượt dài mặc cho ông trời định đoạt. Cũng may, lúc khó khăn nhất của đời mình thì có cha mẹ, thầy cô Khoa Tâm lý học đã luôn kề cận chăm sóc và động viên. Phần khác, giữa những lúc hơi thở dần cạn thì tôi thấy những giọt nước mắt ngắn dài của mẹ và cha nên tôi không cho phép bản thân mình gục ngã.

a
Thầy An cùng các thầy cô Khoa Tâm lý học trong chương trình "Vì bạn xứng đáng" của VTV3.

Khi có được lại sự bình tĩnh và chấp nhận, việc đầu tiên anh muốn làm là gì?

Bằng lòng với thực tại, chấp nhận và sống còn cùng với nó. Trải qua bao thăng trầm của cuộc hành trình đối diện - vượt qua biến cố, tôi nhận ra rằng có thể đôi chân mình không còn linh hoạt như ngày xưa, không thể chạy nhảy như xưa nhưng mình còn khối óc và trái tim ấm nồng biết rung cảm trước cuộc sống đã là may mắn. Thế nên, tôi ngày càng quyết tâm và cố gắng hơn nữa.

Cha mẹ tôi quan niệm “còn nước còn tát”, thế nên khi bệnh viện từ chối thì khi về quê, ai chỉ ở đâu có thầy thuốc giỏi, gia đình sẽ tìm cách đưa tôi đến đó để chạy chữa mà không ngại xa gần. Hành trình hai năm ròng rã đi qua các tỉnh heo hút từ miền Tây Nam bộ đến đất đỏ miền Đông cũng không mang lại kết quả khả quan. Mỗi lần đi xong rồi lại về mà không có kết quả, mọi thứ trong tôi vỡ vụn, dần thưa và mất dạng.

Tôi cảm nhận rõ sự trơ trọi của bản thân giữa thế giới này. Tất cả như dần hướng mình đến vô vọng, với những niềm đau không đáy. Ngày nào cơn đau cũng hành hạ, tôi oằn mình vật lộn với nó đến cạn kiệt sức lực, nhiều lúc còn có ý niệm “giá mà mình được chết đi thì hay hơn và không chịu đau đớn thế này...”

Ý tưởng từ đâu để anh thực hiện những clip cho kênh YouTube “Đôi chân tròn” và anh muốn chia sẻ điều gì thông qua những clip đó?

Với những người khiếm khuyết về đôi chân như tôi thì bánh xe lăn như thể là đôi chân của mình vậy. Lấy cảm hứng từ vòng tròn bánh xe lăn, đã đồng hành và lăn qua biến cố cùng tôi nên tôi quyết xây dựng kênh vlog truyền cảm hứng mang tên “Đôi Chân Tròn”. Đây là kênh chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng, những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, về mảnh đất và con người giàu nghị lực sống đến với cộng đồng. Những đoạn video “Đôi Chân Tròn” xây dựng như món quà tinh thần truyền năng lượng tích cực đến với mọi người. Tôi hy vọng xã hội và cộng đồng sẽ tốt hơn mỗi ngày khi những câu chuyện đẹp được lan tỏa và mọi người được khích lệ, động viên kịp thời.

Ngoài thực hiện kênh “Đôi chân tròn”, hiện nay anh còn thực hiện những dự án nào? Nếu có một điều muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, anh sẽ nhắn điều gì?

Tôi đang viết quyển tự truyện “Lăn qua biến cố”, quyển này gồm 3 phần và tôi đã thực hiện được phần “Ngưỡng cửa cuộc đời”. Ngoài ra, trong năm 2019 này, tôi cũng cùng các thầy cô Khoa Tâm lý thực hiện dự án nghiên cứu khoa học.

Trải qua bao thăng trầm, tôi đúc kết được rằng nếu không có sóng gió, vấp ngã, biến cố cuộc đời thì chúng ta chẳng bao giờ biết cách lèo lái, đứng lên và trưởng thành. Chặng đường chúng ta bước đi hãy còn dài và xa lắm. Nếu hành trình các bạn đang đi có quá khó khăn trắc trở hay chướng ngại thì đừng nên than trách hay đổ lỗi, bởi bản thân hoàn cảnh không làm nên tất cả.

Hoàn cảnh có thể ảnh hưởng, chi phối, gây sức ép nhưng cũng chính hoàn cảnh tạo ra cơ hội quý cho ta. Vậy nên đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà hãy lấy hoàn cảnh ấy làm động lực vượt qua thử thách. Tương lai là điều gì đó rất mơ hồ, thế nên mỗi ngày thức dậy, việc cần làm là phải bằng lòng với những gì đang có, tập nhìn vấn đề đa chiều hơn “Hãy nhìn lên để biết phấn đấu, nhìn ngang để biết đồng cảm với người khác và cũng đừng quên nhìn xuống để biết ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người”.

Hiểu Thiên

 

Bình luận

Nổi bật

VinFast chính thức nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn

VinFast chính thức nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:21

(CL&CS) - Từ 06h00 ngày 13/05/2024, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện thông minh VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết thiết kế đặc biệt. Xe dự kiến sẽ bắt đầu được bàn giao cho khách hàng từ tháng 8/2024.

Đồng Nai: Xây dựng phương án, hiện thực hóa phát triển chuyển đổi số

Đồng Nai: Xây dựng phương án, hiện thực hóa phát triển chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

(CL&CS) - Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0.

Gia Lai: Tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên

Gia Lai: Tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng thu thập và xử lý thông tin cho 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh.