Doanh nghiệp bất động sản: Lãi tăng đột biến không đến từ mảng kinh doanh cốt lõi, doanh thu chính đến từ đâu?

(CL&CS) - Tại kỳ công bố báo cáo tài chính quý II, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính. Theo đó, lợi nhuận quý II của các doanh nghiệp niêm yết có sự phân hóa mạnh, trong đó, một số công ty ghi nhận lãi ròng tăng vọt nhưng nguồn tăng thu này không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà đến từ hoạt động đầu tư khác của công ty.

Lãi đột biến nhờ hoạt động tài chính

Trong quý II/2022, Tổng Công ty Sông Đà đạt doanh thu 1.559,9 tỷ đồng, giảm 5,6%, lợi nhuận sau thuế 1.028 tỷ đồng, gấp 10,6 lần cùng kỳ năm trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II của Sông Đà

Nhờ khoản thu tài chính tăng vọt lên mức 3.128,1 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái chỉ là 76,3 tỷ đồng), sau khi trừ đi chi phí tài chính 583,6 tỷ đồng đã mang lại lợi nhuận tài chính 2.544,5 tỷ đồng.

Lý giải về vấn đề này, Tổng Công ty Sông Đà cho biết, khoản thu đột biến này là do thoái vốn từ khoản đầu tư. Theo đó, tính đến thời điểm 30/6, Sông Đà ghi giảm số tiền đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã chứng khoán SJS) từ 872 tỷ đồng về 0 đồng

Được biết, ngày 19/4/2022, Sông Đà đã bán toàn bộ 41,7 triệu cổ phiếu SJS, tương đương 36,65% vốn điều lệ Sudico. Với giá bán đấu giá thành công là 102.000 đồng/cổ phiếu, Sông Đà đã thu về 4.258 tỷ đồng, cao hơn 3.386 tỷ đồng so với tổng giá trị vốn đầu tư tính đến 31/3/2022.

Số tiền thoái vốn tại Sudico tương đương với doanh thu tài chính đột biến trong quý II/2022 của Sông Đà. Như vậy, Sông Đà ghi nhận lãi lớn nhờ thoái vốn tại Sudico, mặc dù trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi với giá trị lớn.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Sông Đà đạt doanh thu 2.443,2 tỷ đồng, giảm 16,8%; lợi nhuận sau thuế 1.086,4 tỷ đồng, gấp 10,2 lần cùng kỳ và vượt 212% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Bên cạnh Sông Đà, Địa ốc Hoàng Quân cũng ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đột biến, khéo theo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp gia tăng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II công ty mẹ của Địa ốc Hoàng Quân

Cụ thể, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận doanh thu thuần đạt 145.7 tỷ đồng, tăng 41.4%; lợi nhuận sau thuế đạt 10.2 tỷ đồng, tăng tăng 896% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong quý II năm nay, doanh thu tài chính của Công ty tăng đột biến, chủ yếu do ghi nhận lãi từ chuyển nhượng cổ phần với giá trị 15 tỷ đồng.

Tính tới cuối tháng 6/2022, Địa ốc Hoàng Quân không ghi nhận so với đầu năm 1.648,9 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận; không ghi nhận so với đầu năm 360 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư Simon; không ghi nhận so với đầu năm 102,8 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mêkông.

Được biết, trong tháng 5/2022, Địa ốc Hoàng Quân đã thông qua kế hoạch thoái vốn tại 3 công ty nói trên. Như vậy, lợi nhuận đột biến trong quý II/2022 của doanh nghiệp chủ yếu đến từ thoái vốn cổ phần.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, Địa ốc Hoàng Quân đạt doanh thu 210 tỷ đồng, tăng 19,2%; lợi nhuận sau thuế 15,2 tỷ đồng, tăng 632,9% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch cả năm, Công ty mới thực hiện được 9,2% mục tiêu lợi nhuận.

Lãi cao nhờ hoạt động khác

Tại báo cáo tài chính của Kinh Bắc, ghi nhận lợi nhuận trong quý II tăng đột biến gấp 25 lần so với cùng kỳ, chủ yếu do Công ty có khoản lợi nhuận khác 1.913,2 tỷ đồng (cùng kỳ âm 3,6 tỷ đồng).

Báo cáo tài chính quý II của Kinh Bắc

Trong quý doanh thu tài chính đạt 90 tỷ đồng, gần gấp 3 cùng kỳ chủ yếu từ thu lãi tiền gửi. Tuy vậy chi phí tài chính, mà cũng chủ yếu là chi phí lãi vay tăng 28 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 159 tỷ đồng. Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi gấp 9 lần cùng kỳ, lên 31 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 34% xuống còn 90 tỷ đồng. Những yếu tố này tác động khiến Kinh Bắc city còn lãi thuần 62 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, chưa bằng 30% cùng kỳ năm 2021.

Quý II/2022, Kinh Bắc đạt doanh thu 395,3 tỷ đồng, giảm 47,3%; lợi nhuận sau thuế 1.933,7 tỷ đồng, gấp 23,8 cùng kỳ năm ngoái.

Được biết, ngày 30/6/2022, Kinh Bắc đã mua 5,7 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng, nâng tỷ lệ sở hữu từ 19,5% lên 48% vốn điều lệ. Việc nâng tỷ lệ sở hữu đồng thời định giá lại khoản đầu tư này đã giúp Kinh Bắc ghi nhận khoản mục lợi nhuận khác “khổng lồ”. Đây cũng là lời giải trình cho lợi nhuận tăng đột biến trong BCTC quý II.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, Kinh Bắc đạt doanh thu 1.086,9 tỷ đồng, giảm 60,5%; lợi nhuận sau thuế 2.456,7 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 54,6% kế hoạch cả năm.

Còn tại CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC), quý II ghi nhận doanh thu thuần đạt 662,4 tỷ đồng, tăng 66,4%; lợi nhuận sau thuế 132,5 tỷ đồng, tăng 390,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận tăng chủ yếu do doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận khác 86,7 tỷ đồng (cùng kỳ âm 20,6 tỷ đồng). TDC không thuyết minh chi tiết khoản mục này, nhưng theo bản thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập khác trong nửa đầu năm nay đạt 100 tỷ đồng, tăng 96,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết là lãi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (99,9 tỷ đồng).

Báo cáo tài chính quý II của TDC

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, TDC đạt doanh thu 799,2 tỷ đồng, tăng 32,7%; lợi nhuận sau thuế 23,6 tỷ đồng, giảm 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể thấy, việc thanh lý tài sản, bán khoản đầu tư đã trở thành “cứu tinh” cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn của quý II và nửa đầu năm nay, hoặc giúp khuếch đại lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những khoản lợi nhuận không bền vững, thậm chí việc “bán của, bán con” khiến doanh nghiệp mất đi nguồn thu trong tương lai.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.