Thứ năm, 05/09/2024, 10:38 AM

Đô thị đặc biệt bậc nhất Việt Nam sắp có thêm 4 quảng trường mới, quy mô hơn 50.000m2

Công viên này sẽ có 4 quảng trường, bố trí tại 4 cổng chính của dự án.

UBND quận Hà Đông vừa phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cho Dự án Công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao tại hai phường Hà Cầu và Kiến Hưng.

Phương án đoạt giải bao gồm 4 quảng trường, bố trí tại 4 cổng chính của công viên.

Trung tâm là Quảng trường Truyền thống rộng hơn 17.300m2, thể hiện văn hóa Xứ Đoài và truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, biểu trưng cho tình yêu của con người với quê hương, cuộc sống. Nền quảng trường được trang trí với hình ảnh voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Quảng trường Lễ hội rộng 11.470m2 được thiết kế để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, xung quanh có nhiều không gian và sân bãi cho trẻ em vận động, rèn luyện kỹ năng. Khu vực này còn có các vườn cổ tích, sân trượt nghệ thuật, sân cầu lông, đá cầu... với bố cục theo các vòng tròn đồng tâm, kết hợp các dải cây xanh và vật liệu màu sắc.

Bối cảnh 3D dự án Công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao tại quận Hà Đông (nguồn ảnh: Ban Quản lý dự án)

Bối cảnh 3D dự án Công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao tại quận Hà Đông (nguồn ảnh: Ban Quản lý dự án)

Quảng trường Ký ức rộng hơn 15.500m2 là nơi dự kiến vinh danh các nhân tài đất nước thông qua các tượng bán thân và phù điêu. Tâm điểm của quảng trường là biểu tượng dải lụa, tái hiện chiếu lệnh của vua Lê Nhân Tông khi cử Hoàng Trình Thanh, người làng Đa Sĩ (nay thuộc phường Kiến Hưng, Hà Đông), đi sứ nhà Minh từ 1443-1460 với nhiều đóng góp cho dân tộc.

Quảng trường Thể thao rộng hơn 8.200m2, lấy cảm hứng từ các đường cong mạnh mẽ và màu sắc của năm vòng tròn Olympic, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết năm châu và giữ nét văn hóa Việt. Thiết kế này tạo nên dấu ấn độc đáo, không lẫn với các công viên khác ở Việt Nam hay trên thế giới.

Ngoài 4 quảng trường, công viên còn có các khu vườn đặc trưng như vườn truyền thống tái hiện cảnh quan làng mạc Bắc Bộ, vườn Nhật Bản yên tĩnh bên cạnh chòi đánh cờ, vườn Anh với bãi cỏ rộng để thư giãn, và vườn làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làm nón làng Chuông, rèn Đa Sỹ...

Được biết, dự án Công viên Hà Đông có quy mô gần 93ha với tổng mức đầu tư dự kiến 1.250 tỷ đồng, trong đó 650 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng.

Dự án sẽ được thực hiện từ cuối năm 2024 đến 2027, với kỳ vọng tạo nên trục không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa cho các tuyến đường lớn như Vành đai 3,5, Phúc La - Văn Phú và các khu đô thị mới như Văn Phú, Phú Lương, Kiến Hưng.

Trong phạm vi dự án, chủ đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sân đường, cây xanh, cổng, chòi nghỉ, nhà vệ sinh, quảng trường và các khu sân chơi tự do. Các khu vực này sẽ không thu phí.

Các công trình như nhà thể thao đa năng, bể bơi bốn mùa, sân bóng đá, bảo tàng, làng nghề, nhà thiếu nhi, nhà hàng, khu công viên nước và tàu lượn cảm giác mạnh sẽ được đầu tư riêng từ nguồn vốn xã hội hóa hoặc huy động.

Theo thống kê năm 2020 của Hà Nội, diện tích quảng trường trung bình chỉ khoảng 0,02 m2/người. Hiện nay, thành phố chỉ có một số quảng trường như Ba Đình, Đông Kinh Nghĩa Thục, 1/5 và Cách mạng tháng Tám, trong đó ngoài Ba Đình, các quảng trường khác đều có từ thời Pháp.

Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ.

Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Novaland cùng nhiều 'ông lớn' mở bán loạt dự án du lịch, thị trường bất động nghỉ dưỡng đang 'hồi sinh'?

Novaland cùng nhiều 'ông lớn' mở bán loạt dự án du lịch, thị trường bất động nghỉ dưỡng đang 'hồi sinh'?

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 21:55

Theo VARS, trong 6 tháng đầu năm, tổng số căn mở bán mới trên thị trường là hơn 3.100 căn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ bằng 27% so với cùng kỳ năm 2022.

TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam sắp có đường bay thẳng đến Australia

TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam sắp có đường bay thẳng đến Australia

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 18:38

TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam đã tiến hành khảo sát và thảo luận các cơ hội hợp tác nhằm mở đường bay thẳng đến Australia.

Siêu cường thất bại với tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới như đống sắt vụn, Chính phủ ngay lập tức ra luật cấm đối với các toà nhà cao

Siêu cường thất bại với tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới như đống sắt vụn, Chính phủ ngay lập tức ra luật cấm đối với các toà nhà cao

sự kiện🞄Chủ nhật, 15/09/2024, 17:47

Hiện, toà nhà này không chỉ là "tòa nhà ma" cao nhất thế giới mà còn là câu chuyện cảnh báo các nhà phát triển bất động sản từ Chính phủ.