Thứ ba, 31/10/2023, 14:24 PM

Định vị thương hiệu nông sản Cần Giờ

(CL&CS) - Huyện đảo Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển và nâng tầm thương hiệu nông sản trong xu thế phát triển thân thiện với môi trường.

Đa dạng sản phẩm

Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới, là “lá phổi” xanh của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Có vị trí nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố mà vừa có sông, có biển, có rừng và có đảo. Với diện tích rừng ngập mặn rộng 35 ngàn hecta, Cần Giờ không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, điều hoà không khí, mà còn bảo vệ sự đa dạng sinh học với hàng trăm loài động thực vật, gắn liền với biểu tượng phồn vinh và sôi động của Thành phố.

Với những ưu điểm thiên nhiên ban tặng như trên, Cần Giờ sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng và nổi bật mà gần như rất ít khu vực nào tại TP.HCM có được. Tuy nhiên, những sản phẩm này đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển, xây dựng thương hiệu cũng như tiếp cận người tiêu dùng TP.HCM và cả nước.

1

Công nhân chế biến yến thô tại Cần Giờ.

Để giải quyết những vấn đề trên, Cần Giờ đã triển khai chương trình phát triển sản phẩm OCOP (One Country, One Product) - mỗi xã một sản phẩm, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động từ năm 2018. Chương trình nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Theo ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, hiện nay huyện đảo này có 18 sản phẩm OCOP đã được công nhận, trong đó có 12 sản phẩm OCOP 4 sao như: Tổ yến, xoài cát Cần Giờ, khô cá dứa một nắng, tôm khô, tôm sú tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mật dừa nước... Du khách đến với huyện Cần Giờ, bên cạnh việc tham quan, trải nghiệm du lịch thì cũng sẽ được tiếp cận với nhiều sản phẩm OCOP.

Ông Triển cho biết thêm, trong thời gian tới, Cần Giờ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, từ đó hướng đến thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Để làm được điều đó, chính quyền huyện đảo Cần Giờ đã hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương được bày bán sản phẩm tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhằm dần dần lấy được lòng tin của người tiêu dùng.

“Chúng tôi cũng đang hướng đến việc phát triển sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Việc này nhằm giúp các sản phẩm của Cần Giờ có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Thực tế, hiện nay có nhiều doanh nghiệp tại Cần Giờ đã áp dụng bán hàng trên sàn thương mại điện tử và thu về nhiều tín hiệu rất khả quan”, ông Triển cho biết.

Không những định hướng về sản phẩm và thị trường, hiện nay chính quyền huyện đảo cũng đang hướng tới những dấu chỉ của nền kinh tế xu hướng, trong đó có thị trường về tín chỉ carbon. Ông Triển cho rằng, việc sử dụng tín chỉ carbon để giao dịch thương mại là nội dung hoàn toàn mới và là tín hiệu tốt cho huyện Cần Giờ. Hiện nay, huyện Cần Giờ đang theo dõi chặt chẽ và hướng dẫn các quy định, nhằm thực hiện đúng trong việc sử dụng tín chỉ carbon để giao dịch thương mại.

Phát triển kinh tế xanh thân thiện môi trường

Chia sẻ về việc phát triển sản phẩm tại Cần Giờ, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, ngoài những yếu tố về giá cả, chất lượng, hiện nay người tiêu dùng trẻ cũng quan tâm đến việc sản phẩm có tốt cho môi trường không. Đây có thể là những yếu tố không nằm trong những tiêu chuẩn quen thuộc của sản phẩm trước đây.

Do đó, nếu không, làm nổi bật yếu tố xanh thì doanh nghiệp sẽ không cân bằng được giá thành của sản phẩm tiêu chuẩn xanh khi giá sản phẩm tăng do nguyên liệu được sử dụng gần thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, yếu tố bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi đã xây dựng một lực lượng khoảng 100 doanh nông trẻ, nổi bật ở tất cả các địa phương từ Bắc tới Nam. Những doanh nông này đã sử dụng tài nguyên bản địa, cùng với ứng dụng các công nghệ để đưa ra nhiều sản phẩm mới”, bà Hạnh cho biết.

Là một doanh nghiệp sản xuất mật dừa nước tại Cần Giờ, anh Phan Minh Tiến, CEO Vietnipa cho biết, công ty đã liên kết với hơn 10 hộ nông dân trên địa bàn trồng và thu hoạch hơn 10ha dừa nước. Từ mật dừa nước, Vietnipa đã nghiên cứu và phát triển thành công các sản phẩm đường ăn kiêng hữu cơ, có chỉ số đường huyết thấp để đáp ứng xu hướng sử dụng thực phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Hiện Vietnipa đã đạt được các chứng nhận hữu cơ từ Mỹ, EU, Nhật Bản…

Anh Tiến cho hay, Vietnipa đã và đang tạo thêm nhiều công việc ổn định cho bà con nông dân, mang lại sản phẩm có chất lượng cao cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven sông không chỉ của huyện Cần Giờ - “lá phổi xanh” của TP.HCM, mà còn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

“Theo thống kê của chúng tôi, 1ha dừa nước sẽ hấp thụ khoảng 137 tấn carbon, nhưng nếu khai thác tốt mật dừa nước này sẽ góp phần lượng hấp thụ sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Trong 1 tháng, một cuống dừa nước sẽ cho ra khoảng 30 lít mật, trong mật này có hàm lượng Carbohydrate, thành phần này được chuyển đổi từ CO2 mà thành, để tạo ra loại đường. Cho nên chúng tôi cho rằng, cây dừa nước như một cỗ máy hấp thụ CO2… góp phần cùng thành phố có những chỉ tiêu về xanh, bền vững, giảm phát thải…”, anh Tiến nói.

Bên cạnh dừa nước, tổ yến tại Cần Giờ cũng có tiềm năng để xây dựng trở thành thương hiệu lớn của TP.HCM cũng như Việt Nam. Cần Giờ hiện đang có trên 500 nhà yến với sản lượng bình quân 11-12 tấn/năm.

Bà Phan Ngọc Diệu, Giám đốc Quản lý nhà máy Công ty Yến Đảo Cần Giờ cho biết, tổ yến Cần Giờ được các chuyên gia đánh giá là có chất lượng tốt, xanh sạch và được thị trường quốc tế định giá cao hơn các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. Tổ yến Cần Giờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa 18 loại axit amin thiết yếu, không có chất bảo quản hay hóa chất độc hại.

Tuy nhiên, tổ yến Cần Giờ cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong việc phát triển và quảng bá thương hiệu. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự xuất hiện của yến giả, yến kém chất lượng, gây nhầm lẫn và mất niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tổ yến Cần Giờ còn chưa có một thương hiệu riêng đủ mạnh, đủ tầm để chinh phục thị trường trong nước chứ chưa nói đến việc xuất khẩu chính ngạch.

Do đó, với tâm huyết mong muốn đem đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm từ tổ yến chất lượng, xanh sạch từ khu rừng sinh quyển của TP.HCM, đơn vị đã hợp tác cùng Trường Đại học Công thương TP.HCM dưới sự bảo trợ của các ban ngành địa phương, nghiên cứu và phát triển sản phẩm yến sào mang thương hiệu Cần Giờ, trở thành đặc sản, niềm tự hào của TP.HCM.

“Cùng với sự phát triển của chương trình OCOP, tổ yến Cần Giờ đang dần vươn tầm quốc tế. Năm 2023, tổ yến Cần Giờ dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho sản phẩm tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới”, bà Diệu cho hay.

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".