Thứ tư, 27/12/2017, 16:23 PM

Diễn đàn “Giải pháp phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”

(NTD) - Sáng 27/12, tại Trung tâm Hội nghị 272 (số 272, đường Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM), Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Giải pháp phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”.

Đến tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm; Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch; Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, TGĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền, Trưởng Ban tổ chức diễn đàn Lê Quốc Phong và hơn 350 đại biểu gồm các nhà quản lý là lãnh đạo các sở, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các nhà khoa học, lãnh đạo các viện và trung tâm nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các nhà cung ứng vật tư nông nghiệp...

20171227_124254
 

Diễn đàn là cơ hội để tất cả các bên liên quan cùng chia sẻ, tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ của Việt Nam phát triển, bởi đây là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường sống. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ở Việt Nam. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở Việt Nam đã được 33/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai, trong đó có nhiều mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Diện tích canh tác hữu cơ năm 2016 đã tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 và đạt khoảng 77 ngàn hecta. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một con số quá nhỏ so với 50,9 triệu hecta canh tác hữu cơ của thế giới và 11,53 triệu hecta đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Về sản xuất nông sản hữu cơ, hiện nay cả nước có 26 đơn vị, với diện tích 4.100 hecta, ở 15 tỉnh thành mà tập trung chủ yếu là TP.Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số sản phẩm hữu cơ đã có chỗ đứng vững trên thị trường như mật ong, rau, chè, thịt heo, tôm. Tuy nhiên, việc sản xuất NNHC hiện nay cơ hội thì ít mà khó khăn thách thức thì nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình sản xuất khắt khe, chi phí chứng nhận cao và phức tạp, phải có thời gian khá dài để cải tạo đất, thị trường tiêu thụ chưa ổn định…

Theo ông Lê Quốc Phong - Phó Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam, TGĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền: “Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông. Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới. Để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là tăng năng suất, mà muốn tăng năng suất thì chỉ có con đường ưu tiên hóa học hóa hay phi hữu cơ. Đây là xu thế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, NNHC cũng là một phương thức sản xuất mà chúng ta cần quan tâm”.

Về quan điểm này, tại Diễn đàn Quốc tế về phát triển NNHC vừa diễn ra hôm 16/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ rõ: Bên cạnh ưu điểm và ý nghĩa nổi trội của NNHC, nông nghiệp phi hữu cơ, với năng suất cao, vẫn tiếp tục đóng vai trò bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, không thể xem nhẹ. Thủ tướng nhấn mạnh: “NNHC sẽ đáp ứng một phần phân khúc thị trường cao cấp, cần thiết, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn, chất lượng hơn với thế giới và mang trọng trách cho tương lai” và “NNHC không thể phát triển theo phong trào ồ ạt mà phải dựa trên điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể; cần xác định, lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm, quy mô, vùng sản xuất sản phẩm thích hợp với nhu cầu của từng thị trường để khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ưu tiên sản xuất cây trồng bản địa Việt Nam có giá trị cao, gắn với du lịch sinh thái, tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn”.

Giải pháp nào giúp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam?

20171227_112917
 

Trước thực trạng và quan điểm phát triển NNHC như trên, tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần này, để góp phần phát triển NNHC Việt Nam, ông Lê Quốc Phong đã đưa ra 8 nội dung chính cho 4 phiên thảo luận để bàn thảo nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến quan điểm, hiện trạng sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại và chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, từ đó nhằm giúp tìm ra giải pháp hữu hiệu cho các tổ chức, cá nhân đang và sẽ tiến hành sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thuận lợi, có hiệu quả để phát triển bền vững như một loại hình sản xuất tiến bộ. Các vấn đề Diễn đàn sẽ thảo luận bao gồm 8 nội dung tại 4 phiên họp toàn thể như sau:

+ Thứ nhất: Quan điểm phát triển NNHC: Nông nghiệp hữu cơ hay phi hữu cơ?

+ Thứ hai: NNHC nên hướng đến thị trường nào?

+ Thứ ba: Ai là người tham gia sản xuất sản phẩm hữu cơ?

+ Thứ tư: Quy mô phát triển NNHC ở Việt Nam nên như thế nào?

+ Thứ năm: Sản xuất NNHC nên hướng vào chủng loại sản phẩm nào?

+ Thứ sáu: Cần có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại sản phẩm hữu cơ?

+ Thứ bảy: Chính sách gì cần được Chính phủ ban hành để NNHC thực sự được các

thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư?

+ Thứ tám: Làm sao để tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh, loại bỏ được các

sản phẩm “đội lốt” hữu cơ, đang gây ra sự hoài nghi của người tiêu dùng trong và ngoài

nước?

4 phiên thảo luận tại diễn đàn là:

+ Phiên 1: Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

+ Phiên 2: Sản xuất, thu hái và chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

+ Phiên 3: Thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

+ Phiên 4: Đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

PV

 

 

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...