Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 05/03/2024, 14:48 PM

Địa phương có nhiều lễ hội nhất Việt Nam với hơn 1.000 lễ hội một năm, là thành phố có diện tích lớn nhất nước

Những lễ hội truyền thống được lưu giữ, truyền lại từ đời này qua đời khác đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân nơi đây.

Thành phố Hà Nội có diện tích 3.359,84km2, chiếm hơn 3,3% diện tích cả nước. Như vậy, theo thống kê gần nhất hiện nay, Thành phố Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích.

Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, toàn quốc có hơn 7.900 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian nhiều nhất với trên 7.000, chiếm trên 88,3%, theo sau là lễ hội tôn giáo (544). Hà Nội cũng là địa phương có nhiều lễ hội nhất là với hơn 1.000. Ít lễ hội nhất là tỉnh Lai Châu (17 lễ hội). Như vậy lễ hội dân gian có tỷ lệ lớn nhất và bao trùm hầu hết các làng xã Việt Nam.

Là một địa danh nghìn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một số lễ hội truyền thống đặc sắc ở Hà Nội

Lễ hội đền Cổ Loa

Lễ hội diễn ra trong vòng 10 ngày, từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại chùa An Dương Vương, Đông Anh, Hà Nội. Du khách có thể đến lễ chùa và tham gia nhiều hoạt động thú vị như:

- Phần lễ: được tổ chức long trọng với đám rước 12 chiếc kiệu được khiêng đi vòng quanh giếng Trọng Thủy và dừng lại ở cổng làng, cùng với nhiều hoạt động truyền thống, nghi thức chia tay lễ vào ngày cuối cùng.

- Phần hội: có các trò chơi dân gian kéo co, đấu vật, thi thổi cơm, đánh đu, xem hát ca trù, đốt pháo hoa,...

Lễ hội diễn ra trong vòng 10 ngày, từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại chùa An Dương Vương, Đông Anh, Hà Nội

Lễ hội diễn ra trong vòng 10 ngày, từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại chùa An Dương Vương, Đông Anh, Hà Nội

Lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một lễ hội lâu đời và quan trọng bậc nhất ở Hà Nội đã có từ 200 năm trước. Hàng năm, cứ đến mùng 5 Tết, nhân dân lại từng bừng xem hội với màn rước kiệu hoành tráng từ đình Khương Thượng đến gò Đống Đa. Lễ hội có những màn múa rồng, trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ.

Lễ hội gò Đống Đa tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

Lễ hội gò Đống Đa tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

Hội chùa Hương

Một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Nội thu hút một lượng lớn du khách thập phương đến tham gia. Hội chùa Hương ở huyện Mỹ Đức kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Đến với lễ hội này ai cũng mong muốn thỉnh Phật được những điều bình an, may mắn. Ngoài ra, còn được ngồi thuyền ngắm dòng suối Yến mộng mơ, khám phá động Hương Tích, leo núi, nghe hát dân ca,...

Hội chùa Hương ở huyện Mỹ Đức kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết hạ tuần tháng 3 Âm lịch

Hội chùa Hương ở huyện Mỹ Đức kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết hạ tuần tháng 3 Âm lịch

Lễ hội chùa Thầy

Chùa Thầy, nơi thờ ông tổ nghệ thuật múa rối nước truyền thống của Việt Nam - Pháp sư Đạo Hạnh nằm ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Lễ hội này được diễn ra từ mùng 5 - mùng 7 tháng 3 Âm lịch với nhiều hoạt động tâm linh cũng như những màn múa rối nước đặc sắc. Đến chùa Thầy vãn cảnh núi non xanh mát và tham gia vào lễ hội để tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.

Chùa Thầy, nơi thờ ông tổ nghệ thuật múa rối nước truyền thống của Việt Nam - Pháp sư Đạo Hạnh nằm ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội

Chùa Thầy, nơi thờ ông tổ nghệ thuật múa rối nước truyền thống của Việt Nam - Pháp sư Đạo Hạnh nằm ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội

Lễ hội Làng nghề Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi đến trải nghiệm làm gốm hay mua những sản phẩm từ gốm chất lượng. Theo kinh nghiệm cẩm nang Hà Nội vào mỗi độ xuân sang, đến đây bạn còn được tham gia vào lễ hội truyền thống ấn tượng. Lễ hội nhằm tôn vinh nghề làm gốm lâu đời của ông cha để lại. Mặt khác, đây còn là dịp để mọi người đến cầu mong những điều bình an và may mắn cho năm mới.

Lễ hội nhằm tôn vinh nghề làm gốm lâu đời của ông cha để lại

Lễ hội nhằm tôn vinh nghề làm gốm lâu đời của ông cha để lại

Lễ hội được tổ chức ở đình làng Bát Tràng từ 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hàng năm. Tại đây, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như: rước nước, tắm bài vị và cuối cùng là rước bài vị ra đình. Ngoài ra, khách du lịch còn có cơ hội được xem chơi cờ người và nghe hát thờ. Những trải nghiệm thú vị ở làng gốm mà bạn cùng gia đình nên đến trong những ngày đầu năm.

Trải nghiệm những lễ hội truyền thống ở Hà Nội là dịp để bạn lại nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng, tham quan các di tích, tham gia nhiều hoạt động đặc sắc. Hơn hết, du khách còn được ngắm cảnh đẹp và có những khoảng thời gian đầy ý nghĩa, hành trình đáng nhớ khi đến thủ đô.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Đà Nẵng kỳ vọng 'hút' khách dịp lễ 30/4, 1/5

Đà Nẵng kỳ vọng 'hút' khách dịp lễ 30/4, 1/5

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, hơn 50 sự kiện hấp dẫn dịp lễ là khoảng thời gian thuận lợi để người dân và du khách đến Đà Nẵng du lịch vui chơi, nghỉ dưỡng.

Khu du lịch nằm trên dãy núi đạt kỷ lục thế giới của Việt Nam ưu đãi đến 40% cho du khách cả nước

Khu du lịch nằm trên dãy núi đạt kỷ lục thế giới của Việt Nam ưu đãi đến 40% cho du khách cả nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 13:10

Nơi đây đang cung cấp các ưu đãi hấp dẫn cho du khách trên toàn quốc, nhằm thúc đẩy du lịch nội địa.

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

Danh nhân được lấy tên đặt cho nhiều tuyến đường nhất TP HCM với 5 đường ở 5 quận khác nhau

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 00:06

Chưa kể, những tên của những vị danh nhân này còn được sử dụng phổ biến cho nhiều tên đường trên khắp cả nước.