ĐHĐCĐ VIB chốt phương án chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35%

(CL&CS) - ĐHĐCĐ VIB đã thông qua phương án chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35%, tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận đạt 10.500 tỷ đồng năm 2022.

Tại ĐHĐCĐ, ông Hồ Vân Long - Phó Tổng Giám đốc VIB cho biết, lãi quý 1/2022 của ngân hàng ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 24 - 25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm. (Ảnh: VIB)

Tại ĐHĐCĐ, ông Hồ Vân Long - Phó Tổng Giám đốc VIB cho biết, lãi quý 1/2022 của ngân hàng ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 24 - 25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm. (Ảnh: VIB)

Đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đạt 10.500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022 tại TP.HCM. Theo đó, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với kế hoạch lợi nhuận năm đạt 10.500 tỷ đồng, cũng như định hướng chiến lược phát triển cho giai đoạn 5 năm 2022-2026.

Các chỉ tiêu về Tổng tài sản, Tổng dư nợ tín dụng và Huy động vốn đều tăng 30%, lần lượt là 402.500 tỷ đồng; 265.600 tỷ đồng và 280.600 tỷ đồng. Trong đó, mức tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2022, VIB định hướng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn thu ngoài mảng tín dụng truyền thống sang các sản phẩm mang lại thu nhập ngoài lãi giúp đa dạng hóa nguồn thu và nâng cao hiệu suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hướng tới mục tiêu tiếp tục được duy trì ở mức top đầu toàn ngành, đồng thời đảm bảo các tỷ lệ an toàn về quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế hàng đầu.

Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc - ông Hàn Ngọc Vũ cho biết động lực giúp kết quả kinh doanh của VIB tăng trưởng mạnh đến từ cả 3 mảng kinh doanh cốt lõi: Ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, nguồn vốn và ngoại hối. Riêng mảng bán lẻ được VIB xem là trọng tâm chiến lược và đầu tư mạnh mẽ nhất, với mục tiêu đưa VIB trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và quy mô.

Hiện nhà băng này có tỷ trọng bán lẻ gần 90% danh mục tín dụng (trong khi trung bình ngành 40%), với gần 95% danh mục có tài sản đảm bảo. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh trọng yếu bao gồm cho vay ô tô, bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục các dự án công nghệ trong các năm tiếp theo như áp dụng sâu rộng công nghệ dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), thiết kế và triển khai các giải pháp ngân hàng số.

"Sự phát triển vượt trội của ngân hàng số cũng là một trong những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua, với 97% giao dịch của khách hàng VIB đã được thực hiện trên nền tảng số", đại diện VIB cho biết.

Trong giai đoạn 5 năm chuyển đổi tiếp theo (2022-2026), VIB đặt mục tiêu tăng trưởng kép lợi nhuận đạt tối thiểu 30%/năm. Bên cạnh đó, nền tảng khách hàng cũng sẽ được mở rộng gần gấp 3 lần so với hiện tại. Vốn hóa thị trường chứng khoán được kỳ vọng đạt 14 tỷ USD. Các mục tiêu tăng trưởng này dựa trên cơ sở kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế, dư địa tăng trưởng lớn của mảng bán lẻ cùng các ưu thế trong quá trình chuyển đổi sang mô hình bán lẻ hiện đại.

Tại ĐHĐCĐ, ông Hồ Vân Long - Phó Tổng Giám đốc VIB cũng cho biết, lãi quý 1/2022 của ngân hàng ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 24 - 25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm.

Chia cổ tức 35% năm 2022

Đại hội đồng cổ đông VIB năm 2022 thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7% và chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo lý giải của HĐQT VIB, việc tăng vốn xuất phát từ nhu cầu vốn của ngân hàng dành cho các dự án đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chính sách ESOP là nhằm phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, vận hành của ngân hàng.

Trong hệ thống, VIB là một trong số những ngân hàng hiếm hoi rất đều đặn chia cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông và ESOP hàng năm cho người lao động.

Trong năm 2021, cổ phiếu VIB tăng mạnh, giúp vốn hoá thị trường tăng gấp 2,4 lần so với thời điểm đầu niêm yết vào tháng 11/2020. Cổ phiếu VIB thuộc top 3 trên HoSE mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho nhà đầu tư và nằm trong top 12 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho mức tăng của VN-Index.

Đại diện VIB cũng chia sẻ: "Tốc độ tăng trưởng, thị phần và kết quả kinh doanh vượt trội mà VIB đạt được trong những năm qua dựa trên nền tảng quản trị vững mạnh. Ngân hàng đã tiên phong ứng dụng thành công các chuẩn mực quản trị quốc tế như Basel II, Basel III, IFRS và sẽ tiếp tục là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất về thiết kế, vận hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro”.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.