Thứ hai, 28/03/2016, 11:00 AM

Đến 2025, liên thông kết quả xét nghiệm trên toàn quốc

(NTD) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc

Đề án nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm (các phòng xét nghiệm), nhằm giảm phiền hà, chi phí cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm trong khu vực và thế giới.

Trước mắt, củng cố, nâng cấp 3 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học hiện có thuộc Bộ Y tế và UBNDTP Hồ Chí Minh. Xây dựng Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học thuộc Bộ Quốc phòng khi có đủ điều kiện thích hợp.

xet nghiem

Đến năm 2025, liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc

Việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm dựa trên tiêu chí đánh giá mức chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, không phân biệt cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y tế tư nhân, bảo đảm chậm nhất đến năm 2018 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và tương đương; chậm nhất đến năm 2020 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng xét nghiệm trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2025 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc.

Để thực hiện Đề án cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản về quản lý chất lượng xét nghiệm y học; quy định về quản lý chất lượng trong việc lưu hành trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm y học; hoàn thiện hướng dẫn thực hiện hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học, bao gồm nội kiểm, ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm.

Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo liên tục cho nhân viên y tế đang làm công tác xét nghiệm, người làm chuyên trách về quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đào tạo cho các thầy thuốc lâm sàng nhằm tăng cường hiệu quả trong sử dụng kết quả xét nghiệm.

Đầu tư hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học bằng các nguồn vốn và các hình thức đầu tư phù hợp. Đến năm 2020, cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị của các trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm bảo đảm đủ năng lực đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ được giao (đạt các Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO 9001; TCVN ISO/IEC 17011; TCVN ISO/IEC 17043).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý chất lượng xét nghiệm y học, quản lý kết quả xét nghiệm, kiểm tra chất lượng, liên thông công nhận kết quả xét nghiệm.

PV

Bình luận

Nổi bật

Tăng năng suất quản lý chất lượng nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Tăng năng suất quản lý chất lượng nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 là hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, được các tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới áp dụng hiệu quả để quản lý chất lượng hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,...

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:05

(CL&CS) - Việc áp dụng năng suất xanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi loại bỏ các lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và vận hành, tạo ra sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng.

Khoa học và công nghệ: “Chìa khóa” để bứt phá năng suất trong nông nghiệp.

Khoa học và công nghệ: “Chìa khóa” để bứt phá năng suất trong nông nghiệp.

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:59

(CL&CS) - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là “chìa khóa” để “bệ đỡ” nền kinh tế phát triển bền vững, trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam.