Đề xuất đưa thưởng Tết, lương tháng 13 vào nội quy lao động

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương đề xuất công đoàn cần vận động giới chủ đưa thưởng lương tháng 13 vào nội quy, thỏa ước lao động tập thể.

Ngày 26/11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học Tình hình công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2018-2023 và dự báo tình hình, yếu tố tác động giai đoạn 2023-2028.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia nhận định thị trường lao động biến động nhanh sẽ xuất hiện rất nhiều hình thức lao động mới, do đó việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động của tổ chức Công đoàn sẽ đối diện nhiều thách thức.

Nêu ý kiến tại hội thảo, GS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, khuyến nghị tổ chức Công đoàn cần vận động giới chủ đưa thưởng Tết, lương tháng 13 vào nội quy lao động hay thỏa ước lao động tập thể thay vì cứ dịp Tết lại rộ lên câu chuyện công nhân được thưởng Tết bao nhiêu.

Cũng theo bà Hương, khẩu hiệu "không ai bị bỏ lại phía sau" rất tốt, nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả như hình ảnh ô doa (bình tưới cây), rất nhiều chính sách được "tưới ra" nhưng không "ướt" đến tất cả người lao động.

Bà Hương còn đề xuất thời gian làm việc tối đa 40 giờ/tuần thay vì 48 giờ/tuần hiện nay. Với xu hướng tăng lên của tài xế công nghệ, cơ quan chức năng cần nghiên cứu áp dụng lương tối thiểu giờ (cao nhất 22.500 đồng/giờ ở vùng 1 như TP.HCM, Hà Nội) với đối tượng này, đồng thời công đoàn sẽ đóng vai trò giám sát thực hiện.

Đối với dự báo tình hình, tác động giai đoạn 2023-2028, có ý kiến cho rằng cần phải phân tích được đặc điểm tình hình của giai đoạn 2018-2023 với việc thực hiện chương trình Đại hội XII, XIII của Đảng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, trong đó có các vấn đề của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn.

Đặc biệt, cần phải nêu rõ số lượng, chất lượng, cơ cấu của công nhân, viên chức, lao động, điều kiện việc làm (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), thu nhập, tiền lương, điều kiện sống; tình hình thực hiện pháp luật lao động; đào tạo lao động, trình độ nghề nghiệp. Đó là một trong những cơ sở để dự báo giai đoạn 2023-2028.

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.