Đạp xe cà tàng bán bút bi dạo, người đàn ông dựng nên 'đế chế' văn phòng phẩm 4.000 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

Sau 43 năm, doanh nghiệp này hiện có vốn hóa hơn 4.000 tỷ đồng và là một trong những "công ty niêm yết tốt nhất" do Forbes Việt Nam bình chọn.

Với bao thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam, bút bi Thiên Long đã trở thành một phần ký ức. Một cây bút nhỏ nhưng lại được xuất hiện khắp các ngóc ngách từ trường học, cơ quan và cả ngôi nhà thân yêu. Lớn dần cùng các thế hệ người Việt, chủ quản bút bi Thiên Long là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long đang là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực sau hơn 40 năm hoạt động.

but thien long

Trước thập niên 80 của thế kỷ trước, thị trường Việt Nam và Campuchia chỉ có hàng của Thái Lan. Bút bi hiếm đến mức, người ta còn phải bơm mực vào để tái sử dụng. Nhờ có 2 chỉ vàng dành dụm trong suốt những năm tháng lao động cực nhọc, ông Cô Gia Thọ đã mua được một chiếc máy ép nhựa bằng tay, và thế là lại phải chậm chạp gom góp từng đồng xu nhỏ nhất để có nguyên liệu đầu vào.

Năm 1981, cây bút bi

Năm 1981, cây bút bi "made in Việt Nam" đầu tiên đã ra đời trong một cơ sở sản xuất nhỏ đặt tại Quận 6, TP. HCM. Ảnh: Báo Tổ Quốc

Những cây bút bi "made in Việt Nam" đầu tiên được ra đời năm năm 1981. Thời điểm đó, ông Cô Gia Thọ đã phải trải qua những tháng ngày nắng mưa vất vả, đạp xe khắp các đường lớn ngõ nhỏ của thành phố để bán bút bi dạo.

Cũng vì số vốn ban đầu rất hạn hẹp nên ông Thọ luôn phải dùng tiền xoay vòng. Trong 1 tuần, ông chỉ đủ chi phí sản xuất cho 3 ngày, tới ngày thứ 4 thì phải mang sản phẩm đi bán dạo tại khắp các sạp báo trong thành phố và chờ thu tiền luôn tại chỗ.

Sau đó, ông dùng số tiền thu được để tiếp tục sản xuất còn lợi nhuận thì gom góp để trả lương cho nhân công. Do ít vốn và đòi hỏi tiền quay vòng liên tục nên ông Thọ không dám bỏ mối ở chợ Tân Bình dù biết làm thế sẽ có lợi hơn nhiều, bởi nếu bán theo đơn sỉ thì ông phải chờ thu tiền sau. Cứ loay hoay như thế mãi, rồi giai đoạn khó khăn nhất cũng qua đi, tới năm 1996 thì xưởng sản xuất của ông bắt đầu có doanh thu ổn định.

but thien long anh1

Cũng trong năm 1996, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thiên Long ra đời. Tới tháng 3/2005, công ty chính thức được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Thiên Long với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

Tới năm 2010, Thiên Long chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau 3 năm, vốn hóa thị trường của đơn vị tăng 40% so với khi mới lên sàn, đạt 762 tỷ đồng.

bút bi thiên long đồng hành cùng học sinh
bút bi thiên long đồng hành cùng học sinh anh1

Thiên Long đã đồng hành cùng biết bao thế hệ học sinh trên cả nước. Ảnh: Sưu tầm

Sau 43 năm phát triển, Thiên Long đã “kinh qua” đầy đủ các mô hình phát triển kinh tế: từ kinh tế hộ gia đình, cá thể, cơ sở sản xuất, công ty TNHH rồi đến công ty cổ phần và sau đó là tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán.

Hiện nay, sản phẩm của Thiên Long được chia làm 4 nhóm chính là bút viết; dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh và dụng cụ mỹ thuật. Trong đó, bút bi vẫn là sản phẩm chủ lực.

Tại Việt Nam, mạng lưới nhà phân phối Thiên Long phủ khắp 63/63 tỉnh thành trên cả nước với trên 160 nhà phân phối, hơn 65.000 điểm bán hàng và 2 tổng kho tại miền Nam và miền Bắc.

Các sản phẩm của Thiên Long gắn liền với ký ức của các thế hệ học sinh Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm

Các sản phẩm của Thiên Long gắn liền với ký ức của các thế hệ học sinh Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm

Tên gọi nhãn hàng xuất khẩu của Thiên Long đã vươn xa đến 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 6 châu lục. Trong đó, khu vực Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu chủ lực của tập đoàn với sự hiện diện tại 10/11 quốc gia.

Năm 2023, Tập đoàn Thiên Long đã có lần thứ 10 được Forbes Việt Nam vinh danh tại bảng xếp hạng uy tín “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam”.

Năm 2024, Thiên Long đặt kế hoạch doanh thu thuần tăng trưởng xấp xỉ 10% so với năm ngoái, đạt 3.800 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử nếu hoàn thành; dự kiến lợi nhuận sau thuế tăng 6,7% lên 380 tỷ. Vốn hóa của "vua bút bi" hiện đạt 4.110 tỷ đồng.

but thien long anh2

Khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông Cô Gia Thọ đã khiêm tốn chia sẻ: “Thành công của tôi không có bí quyết gì đặc biệt cả, đó chỉ là sự học hỏi. Tôi thấy mình thiếu cái gì thì học cái đó. Tôi luôn khát khao học hỏi, không chỉ học người ngoài mà còn học từ chính nhân viên của mình. Khi công ty lớn mạnh, tôi tuyển kĩ sư, chuyên viên giỏi về làm cùng để học hỏi nhiều thứ từ họ”.

Slogan của Thiên Long trong suốt nhiều năm liền chính là “Sự học là trọn đời” sau này đổi thành “Sức mạnh của tri thức” như một lời tâm niệm của chính những thành viên trong công ty và truyền cảm hứng tới khách hàng.

Ông chủ tập đoàn Thiên Long - Cô Gia Thọ. Ảnh: Sưu tầm

Ông chủ tập đoàn Thiên Long - Cô Gia Thọ. Ảnh: Sưu tầm

Không những là người trong công ty, "thuyền trưởng" của Thiên Long còn học hỏi từ cộng đồng doanh nhân gốc Hoa tại TP. HCM. Hai vị doanh nhân mà ông tự ghi nhớ trong lòng mình là người thầy của mình là ông Vưu Khải Thành - nhà sáng lập thương hiệu Biti’s và ông Lý Ngọc Minh - nhà sáng lập thương hiệu Minh Long.

"Có thể họ không nhận nhưng mình vẫn coi họ là thầy", ông Thọ chia sẻ. Theo đó thời điểm Thiên Long còn là một cơ sở nhỏ tại Quận 6 thì Biti’s đã là hợp tác xã lớn nhất. Ông Thọ qua Biti’s để học hỏi cách quản lý của ông Thành. Vị doanh nhân này cũng học hỏi từ ông Lý Ngọc Minh mô hình kinh doanh gia đình tại Minh Long.

Ngoài ra, ông Cô Gia Thọ có mối quan hệ khá thân thiết với anh em ông chủ Kido Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên. Hai người này hiện vẫn nắm giữ cổ phần của Thiên Long.

Tập đoàn Thiên Long đang là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam. Ảnh: Thiên Long

Tập đoàn Thiên Long đang là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam. Ảnh: Thiên Long

Khởi nghiệp theo nhu cầu của thị trường lúc ấy, không có nhiều kiến thức về kinh doanh và cũng không qua trường lớp đào tạo nào, nhưng ông chủ Thiên Long luôn không ngừng học hỏi, tích cực nắm bắt cơ hội tham gia các khoá học về quản trị kinh doanh và tham quan các mô hình nhà máy tại nhiều nước phát triển như Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ…

Để điều hành một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ có 20 nhân công trở thành một “đế chế” hùng mạnh với hàng nghìn nhân sự là một hành trình rất dài. Trong hành trình đó, bên cạnh sự học tập không ngừng, ông chủ Thiên Long còn khẳng định: Điều then chốt để tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh chính là yếu tố con người. Theo ông, người đứng đầu phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng cấp dưới thì mới có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, cùng hướng tới mục tiêu chung.

Vĩ Hạ

Bình luận

Nổi bật

Đạp xe cà tàng bán bút bi dạo, người đàn ông dựng nên 'đế chế' văn phòng phẩm 4.000 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

Đạp xe cà tàng bán bút bi dạo, người đàn ông dựng nên 'đế chế' văn phòng phẩm 4.000 tỷ đồng lớn nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 01/07/2024, 21:24

Sau 43 năm, doanh nghiệp này hiện có vốn hóa hơn 4.000 tỷ đồng và là một trong những "công ty niêm yết tốt nhất" do Forbes Việt Nam bình chọn.

Vedan Việt Nam phát động chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường 2024” tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Vedan Việt Nam phát động chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường 2024” tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

sự kiện🞄Thứ hai, 01/07/2024, 14:49

(CL&CS) - Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” Sáng ngày 29/06 tại xã Phước Thái (tỉnh Đồng Nai) Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã phối hợp với tổ chức từ thiện Fly To Sky dưới sự bảo trợ của Trung Tâm Tình Nguyện Quốc Gia và xã Đoàn Phước Thái thực hiện chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường 2024”, góp phần bảo vệ môi trường và làm sạch xã Phước Thái.

TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030

TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 14:40

(CL&CS) - TTC AgriS là đại diện nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam về doanh thu góp mặt trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Đông Nam Á. Doanh nghiệp này cũng công bố mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030.