Thứ hai, 23/01/2017, 21:40 PM

Đặc sản mừng năm mới ở các nước

(NTD) - Nếu như Việt Nam thường chọn đồ ăn có màu đỏ như dưa hấu, mứt, hoa quả để lấy may mắn vào ngày đầu năm mới, thì các nước khác cũng có những món ăn riêng và cách thức ăn uống đầu năm đặc trưng của mình. Sau đây là những món ăn "lấy hên" vào thời khắc giao thừa của 8 nước tiêu biểu trên thế giới.

Hà Lan: Bánh Oliebollen

ca33
Hà Lan

Tương tự như bánh chưng của người Việt, người Hà Lan chỉ làm Oliebollen trong dịp năm mới. Oliebollen được chế biến từ bột mì bên trong có nhân táo, nhân dứa hoặc nhân nho. Thực chất đây là loại bánh rán được chiên ngập trong chảo dầu. Sở dĩ người Hà Lan có phong tục ăn bánh rán nhiều dầu mỡ vào dịp năm mới là bắt nguồn từ niềm tin rằng vào đêm giao thừa, Nữ thần Bertha sẽ bay ngang qua bầu trời, cùng với các linh hồn tội lỗi trong bóng tối lạnh lẽo, tay cầm con dao, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào mà bà ta gặp trên đường. Nếu ta ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi.

1-1
Bánh Oliebollen (Hà Lan)

Tây Ban Nha: 12 quả nho

2_resize_8
Tây Ban Nha

Trong đêm giao thừa, người dân Tây Ban Nha có phong tục cầu may rất riêng là tung hứng và ăn 12 quả nho trong lúc chuông điểm 12 tiếng. Để chào đón năm mới, người dân nước này sẽ tụ tập tại nhà xem truyền hình trực tiếp hoặc ra quảng trường chờ tiếng tháp đồng hồ vang lên. Ở tiếng chuông đầu tiên, người dân khắp nơi trên đất nước Tây Ban Nha sẽ tung một quả nho và hứng bằng miệng. Cứ như thế cho đến tiếng chuông cuối cùng. Theo quan niệm của họ, nếu đến tiếng chuông cuối cùng, mà bạn ăn hết sạch 12 quả nho thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Phong tục này vừa là một lời ước nguyện cầu may mắn nếu thực hiện thành công, lại vừa là một trò cười mang đến niềm vui cho mọi người khi ai đó không thể ăn hết 12 quả nho hay bị rơi khi tung hứng.

2-3
12 quả nho (Tây Ban Nha)

Ý - món techino con lenticchie

GLN_du_hoc_hoc_bong_Y_1
Ý

Ở Italia, người ta thường ăn món Cotechino con lenticchie, tức món xúc xích với đậu lăng đúng lúc giao thừa. Với những tảng thịt ngon lành biểu trưng cho sự no đủ, những hạt đậu lăng nhỏ có hình đồng xu trong chiếc xúc xích lớn chính là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới, người Ý tin rằng món xúc xích Cotechino sẽ nhân đôi sự may mắn và tài lộc cho họ vào đầu năm. Đặc biệt, đi kèm với món ăn này, họ còn có phong tục ném tất cả những gì cũ kỹ ra khỏi phòng qua cửa sổ để tạo không gian cho những gì may mắn, mới mẻ của một năm mới có cơ hội tràn vào phòng.

3-1
Món Cotechino con lenticchie (Ý)

Nhật Bản: Mì Toshikoshi Soba

2
Nhật Bản

Tại Nhật Bản, Soba là món ăn chính thức trong đêm năm mới của xứ sở Phù Tang. Ăn một bát mì làm từ bột kiều mạch trước nửa đêm vào đêm giao thừa năm mới là truyền thống của Nhật Bản từ rất lâu đời được cho là mang lại nhiều may mắn cho năm mới. Món mì hấp dẫn này có nước dùng được nấu từ tôm, cua, hải sản cùng những sợi mì kiều mạch dài ăn kèm trứng cua, tempura hấp dẫn. Những sợi mì dài trắng trẻo tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài, sung túc. Họ tin rằng, mỗi năm ăn mì Toshikoshi Soba, tuổi thọ sẽ càng kéo dài, cuộc sống càng thêm đậm đà và thi vị.

4-1
Mì Toshikoshi Soba (Nhật Bản)

Lào: Món Lạp

Lạp (tương tự lạp xưởng tại Việt Nam)là món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp lễ Tết của người Lào. Lạp trong ngôn ngữ của người Lào nghĩa là lộc, được chế biến rất công phu. Cứ độ đầu năm, người Lào thường tặng nhau món ăn này. Nhà nào nhận được càng nhiều thì càng may mắn. Món lạp của người Lào gần giống như món lạp xưởng của người Việt. Lạp thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi trộn với gia vị và thường được ăn kèm với xôi nóng. Người Lào rất cẩn thận trong việc chế biến món ăn này vào năm mới vì họ quan niệm rằng, nếu món ăn này không ngon trong ngày Tết thì năm mới công việc làm ăn sẽ không tốt đẹp.

5-1
Món Lạp (Lào)

Mỹ: Đậu mắt đen

ve-may-bay-di-new-york-my-15
Mỹ

Được coi là biểu tượng của may mắn bởi hạt đậu có hình giống đồng xu, và mỗi khi chế biến món gì với đậu mắt đen người ta cần dùng hàng trăm hột đậu như thế nên nó cũng biểu trưng cho sự giàu có, dư thừa. Người Mỹ gọi những hạt đậu đó là “Hopping John” (đậu hy vọng) trong ngày đầu năm. Bạn xúc được càng nhiều hột đậu lên dĩa thì trong năm mới bạn càng may mắn. Sang ngày thứ hai, những hạt đậu còn lại của ngày hôm trước sẽ được gọi là “Skipping Jenny” (đậu tiết kiệm) với hàm ý tiết kiệm may mắn, không ai muốn dùng hết may mắn cả, người ta vẫn luôn để dành lại một chút với hàm ý để dành may mắn.

6-1
Đậu mắt đen (Mỹ)

Ireland: Bánh mì bơ

Picture7
Ireland

Theo truyền thống cổ xưa, vào dịp đêm giao thừa, người Ireland vẫn thường ăn một bữa tối rất thịnh soạn với ý nghĩa không phải lo lắng về chuyện thực phẩm trong năm tới. Đặc biệt, họ để sẵn những miếng bánh mì bơ rồi dùng chúng... đập vào cánh cửa để xua đuổi tà ma và đón mời may mắn vào nhà.

7-1
Bánh mì bơ (Ireland)

Hy Lạp: Bánh Vassilopitta

athens-greece
Hy Lạp

Món ăn quan trọng nhất dịp đầu năm của người Hy Lạp là Vassilopitta - bánh của Thánh Basil (một vị Thánh giàu lòng nhân ái, chuyên mang quà đặt vào trong giày của các em nhỏ lúc nửa đêm). Điểm độc đáo của những chiếc bánh Vassilopitta chính là trong mỗi chiếc bánh luôn được người Hy Lạp đặt một đồng tiền vàng hoặc bạc. Sau đó, họ sẽ phân phối chúng theo một trật tự cụ thể. Chiếc đầu tiên dành cho thánh Basil, chiếc thứ hai cho ngôi nhà, chiếc tiếp theo cho người lớn tuổi nhất rồi tới các thành viên trong gia đình, kể cả những người vắng mặt. Ngoài ra còn một miếng bánh dành cho những con vật nuôi trong gia đình và một chiếc lớn cho người nghèo. Bất kỳ ai ăn được chiếc bánh có đồng tiền bên trong sẽ là người may mắn trong suốt cả năm tiếp theo.

8.
Bánh Vassilopitta (Hy Lạp)

 Nam Trân

 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.