Thứ bảy, 01/12/2018, 12:56 PM

Đặc sắc nghi lễ của người M'nông và Ê Đê trong Festival cồng chiêng Tây Nguyên

(NDT) - Những lời cầu chúc cho mưa thuận gió hòa, cho thóc lúa đầy bồ, bắp mì đầy nương, con gà con heo đầy sân được cất lên trong tiếng chiêng tiếng trống rộn ràng để mong một năm an bình, no đủ.

Sáng 1/12, trong khuôn khổ Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Công viên Diên Hồng (TP Pleiku, Gia Lai), đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện một cách trang trọng, chân thực lễ cúng dựng cây nêu cầu an của  người Ê - đê.

DSC_0664-2
Toàn cảnh lễ cúng dựng cây nêu cầu an của người Ê - đê

Trong sự chứng kiến của hàng ngàn khán giả và du khách, những đôi trai gái Ê - đê đã trình diễn, tái hiện lại toàn bộ những nghi thức dựng cây nêu để mong một năm an lành, cho mưa thuận gió hòa, cho thóc lúa đầy bồ, bắp mì đầy nương, con gà con heo đầy sân được cất lên trong tiếng chiêng tiếng trống rộn ràng để mong một năm an bình, no đủ.

0T8A9988
Cúng xong Ngă Yang (thầy cúng) mời lần lượt vợ chồng, con cái chủ nhà lên uống rượu mừng
0T8A0006
Chủ nhà mời già làng cùng khách, những người cùng chặt cây và dựng nêu uống rượu cần, ăn cơm lam, thịt gà, hát đối đáp

Cây nêu đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Ê - đê nói riêng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ - lễ hội truyền thống của người dân nơi đây. Cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là "chốn đi về" của các thần linh và của ông bà. 

Không phải ai cũng được làm lễ rước cây nêu, chỉ những người sau khi gả vợ bắt chồng, có của ăn của để và phải qua các lễ dâng con gà, heo, bò, trâu xong thì mới có quyền tổ chức dựng cây nêu.

Các nghệ nhân tham gia trình diễn dâng các lễ vật gồm: Tim gan heo, thịt nướng, rượu cần, cơm lam, một con gà và con dê nhỏ. Khi dứt lời cúng, mọi người đánh chiêng nhằm động viên cho trai tráng trong làng thêm sức để dựng cây nêu.

Ngay sau lễ cúng dựng cây nêu cầu an của người Ê - đê, đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Nông cũng trình diễn lễ cúng sức khỏe đặc biệt của người M’nông.

47206535_277804176253720_250574512377036800_n

Trong lễ cúng, già làng kêu gọi con cháu thực hiện các công đoạn như: Khoanh vùng, dựng hàng rào, làm bàn cúng, dựng cây nêu, chuẩn bị vật tế lễ, giã gạo, nấu cơm...

Mục đích chính của lễ là cầu mong thần linh giúp đỡ cho cộng đồng, dòng họ, cá nhân tránh khỏi những tai ương, gặp nhiều may mắn, tràn đầy sức khỏe và bình an trong cuộc sống.

0T8A0089
Đoàng nghệ nhân người M’nông tại lễ cúng cầu sức khỏe

Lễ vật cúng gồm: 1 con dê, 1 con vịt, 1 củ nghệ, cơm trắng, 1 dĩa thịt nướng, 1 ché rượu cần, 1 quả bầu khô cắt  đôi và 1 con dao nhỏ… 

Lễ cúng không chỉ có ý nghĩa trong việc giáo dục, mà còn là dịp để nhắc nhở con cháu luôn giữ gìn, bảo tồn và phát huy những lễ hội truyền thống tốt đẹp của cha ông, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Bài, ảnh: Thế Sơn - Tiêu Dao

Bình luận

Nổi bật

Trạm vũ trụ gần Việt Nam bị hư hại do va chạm mảnh vỡ, cường quốc Châu Á 'đi bộ vào không gian' sửa chữa

Trạm vũ trụ gần Việt Nam bị hư hại do va chạm mảnh vỡ, cường quốc Châu Á 'đi bộ vào không gian' sửa chữa

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:33

Va chạm với mảnh vỡ không gian đã gây hỏng phần pin mặt trời của Trạm vũ trụ Thiên Cung, nhưng sau đó đã được sửa chữa thành công.

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

Quy trình bảo quản bưởi từ 2-3 tháng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Nhóm tác giả ở Trường ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu quy trình cho phép bảo quản bưởi Năm Roi và bưởi da xanh khoảng 2 tháng ở nhiệt độ thường và 3 tháng ở nhiệt độ lạnh, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:24

(CL&CS) - Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, nhất là giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.