Thứ năm, 09/11/2023, 15:07 PM

Công trình nhà hát hơn 100 năm tuổi đậm kiến trúc Pháp tại TP HCM, 3 lần đổi tên mới tìm được tên gốc

Nhà hát TP Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố mang tên Bác, cũng là nơi gợi nhớ dấu ấn về thời hòn ngọc viễn đông – Sài Gòn kinh đô của thuộc địa Pháp đầu thế kỷ 20.

1

Lịch sử hình thành

Công trình nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, mặt tiền hướng ra công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử của Nhà hát gắn liền với lịch sử một thời oanh liệt của thành phố.

Sau năm 1863 Pháp chiếm được thành Gia Định, người Pháp đã đưa đoàn hát đầu tiên từ chính quốc sang biểu diễn phục vụ cho quan chức, sĩ quan, binh lính Pháp tại Sài Gòn.

Ban đầu các buổi biểu diễn được tổ chức tại nhà gỗ của thủy sư đề đốc La Grandière – Công trường Đồng Hồ (Place de l’Horloge) góc đường Nguyễn Du – Đồng Khởi hiện nay. Chủ yếu là múa balê và opera do chính quyền Sài Gòn tài trợ.

Mặc dù Opera House (tên gọi xưa) là công trình để phục vụ người Pháp nhưng công trình này lại không được chính người Pháp ở Sài Gòn ủng hộ, thậm chí rất nhiều ý kiến phản đối, vì cho rằng nhà hát tương đối nhỏ (chưa đầy 600 ghế) mà chi phí lại quá lớn, tiêu tốn tới 2.500.000 francs.

Mặc dù vậy dự án vẫn được triển khai, vì ông thị trưởng Paul Blanchy cho rằng một thành phố lớn như Sài Gòn phải có nhà hát lớn dùng cho hoạt động văn hóa, xứng đáng với vị thế thành phố trung tâm của Nam Kỳ. Sau đó, nhà hát này được xây dựng và gọi tên "Nhà hát Tây".

Từ năm 1963-1967, Đệ nhất Cộng Hòa bị lật đổ, quốc hội giải tán nên công trình được mang tên “nhà Văn Hóa”.

saigon-opera-2

Sau năm 1967, khi quốc hội được xây dựng lại dưới thời kỳ Đệ nhị Cộng Hòa, công trình được sử dụng làm trụ sở Hạ Nghị Viện.

Suốt giai đoạn 1955-1975, nhà hát thành phố chỉ làm công việc chính trị. Bộ mặt công trình được thay đổi cho phù hợp với công năng mới, các họa tiết hoa văn nhỏ tiếp tục bị dỡ hẳn, hàng cột tròn bị phá bỏ. Lối kiến trúc tạo đường nét vuông vức để phù hợp với vị thế của một trụ sở hội họp chính trị.

Sau năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà hát trở lại công năng ban đầu là nơi trình diễn nghệ thuật, đổi tên thành Nhà Hát Thành Phố.

Năm 1993, UBND TP HCM đặt tên là Nhà hát Giao hưởng và thính phòng, sau đó đổi thành Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, vũ kịch. Nơi đây chuyên xây dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình âm nhạc hàn lâm.

Năm 1998, khi đã hoàn thành việc phục chế nhà hát, các cuộc hội họp chính trị đã không còn được tổ chức tại đây nữa. Lúc này hai pho tượng nữ thần bằng đá trước cửa nhà hát đã được phục chế, trả lại không gian nhà hát đúng với công năng biểu diễn nghệ thuật. 

Đến nay, nhà hát TP Hồ Chí Minh đã trở thành nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật như  cải lương, opera, bale,... và cũng điểm tham quan lý tưởng của khách du lịch.

cac-nha-hat-lon-o-tp-hcm-dang-hoat-dong-ra-sao-1539266652

Nhà hát TP Hồ Chí Minh được xây dựng kì công, với nguyên liệu “made in Paris”

Vốn là một công trình kiến trúc đặc sắc của Sài Gòn, mang đậm phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp cuối thế kỷ 19. Công trình do nhóm kiến trúc sư người Pháp là Félix Olivier, Eugène Ferret và Ernest Guichard thiết kế.

Kiến trúc nhà hát Thành Phố ảnh hưởng từ kiến trúc của công trình Petit Palais ở Paris xây cùng thời điểm. Chính giữa mặt tiền là một vòm cung lớn, tầng 1 nổi bật bởi 2 tượng nữ thần đỡ cột theo phong cách Erechtheyon Caryatids Hy Lạp.

Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng chính đều được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua.

1 (4)

Nhà hát đặt nhiều bức phù điêu hoa văn và họa tiết, cùng với hai pho tượng nữ thần trước cửa vào theo phong cách Phục Hưng làm nột bật lên vẻ đẹp cổ kính của Nhà Hát TP Hồ Chí Minh.

Nội thất bên trong nhà hát được trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn có 2 tầng lầu nên sức chứa của nhà hát lên tới 1.800 chỗ ngồi.

nha-hat-lon-60a36be9204ea

Nhà hát trải qua những năm thăng trầm của lịch sử đã được trùng tu nhiều lần và mất đi phần nào nét kiến trúc đặc trưng Pháp của nó. 

Lần trùng tu cuối cùng vào năm 2007, với kinh phí là 1,6 tỷ đồng trong đó trả lại mái ngói Ardoise (Thạch bản) cho mái nhà hát và làm lại các cửa sổ mái, sơn lại mặt tiền, thay đổi số ghế và lát lại nền v.v…

Dù đã cố gắng trùng tu trả lại kiến trúc đúng với nguyên thủy ban đầu, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuổi bởi những họa tiết hiện tại của tòa nhà không hoàn toàn giống và thể hiện đúng ý nghĩa tinh thần của nhà hát, khi so sánh với hình ảnh trước kia của công trình.

Du khách ngắm trọn vẻ đẹp của Nhà hát TP Hồ Chí Minh bằng cách nào?

Nếu muốn vào tham quan, du khách có thể mua vé xem các chương trình biểu diễn tại quầy vé hoặc trên website của Nhà hát. Sau khi kết thúc chương trình biểu diễn, bạn có thể đi xung quanh chiêm ngưỡng kiến trúc và chụp ảnh check in tại đây.

Giá vé:

  • Chương trình đặc biệt: 150.000 - 900.000 đồng/vé;
  • Chương trình định kỳ: 80.000 - 650.000 đồng/vé.
Saigon-Opera-House

Nhà hát là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật như kịch nói, cải lương, opera, múa bale,... Có thể kể đến một số show sau:

À Ố Show nhà hát Thành Phố

Thanh âm “À” có nghĩa là “làng”, thanh âm “Ố” tượng trưng cho “phố”. Vở diễn này đưa khán giả về vùng quê Nam Bộ chân chất, mộc mạc bằng những đạo cụ bằng tre nứa quen thuộc, giản dị.

The Mist

“The Mist: Sương sớm” chính là vở diễn thể hiện cuộc sống của người Việt. Câu chuyện tập trung vào truyền thống canh tác lúa gạo, biểu tượng của nông nghiệp Việt Nam. Các diễn viên sẽ thể hiện những điệu nhảy tân cổ điển và hiện đại, được dàn dựng khéo léo để thể hiện được cuộc sống của người nông dân từ lúc bình minh tới khi thu hoạch mùa màng.

nha-hat-thanh-pho-8_1629694026

Các đêm giao hưởng Opera Gala

Nhà hát Lớn Thành phố còn là điểm đến lý thú cho du khách nếu không biết nên đi đâu khi Sài Gòn về đêm. Ở đây thường xuyên tổ chức các đêm nhạc giao hưởng của những nhà soạn nhạc danh tiếng như Mozart, Bach, Beethoven,...  

Các chương trình âm nhạc Việt Nam

Nơi đây còn là điểm đến thu hút khán giả yêu thích những chương trình ca nhạc Việt Nam. Các chương trình đều mang ý nghĩa ca ngợi quê hương, đất nước và con người Việt Nam thật thà, chăm chỉ lao động,... 

Những vở nhạc - vũ kịch kinh điển

Tại đây, khán giả còn có cơ hội thưởng thức những vở nhạc kịch, vũ kịch kinh điển, được trình diễn bởi các diễn viên chuyên nghiệp và cả dàn nhạc tài ba. Chắc chắn trải nghiệm thú vị này sẽ khiến du khách không thể nào quên.

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Đồng Nai có thêm khu công nghiệp rộng 1,000ha

Đồng Nai có thêm khu công nghiệp rộng 1,000ha

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:53

(CL&CS) - Ngày 28/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1479/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai.

Tăng trưởng xanh là định hướng chiến lược của Chính phủ

Tăng trưởng xanh là định hướng chiến lược của Chính phủ

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 28/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ

sự kiện🞄Thứ năm, 28/11/2024, 22:09

(CL&CS) - Ngày 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ với chủ đề "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung".