Cổ phiếu “vua” bật tăng trở lại

(NTD) - Trong tuần qua, hàng loạt cổ phiếu “vua” đã có mức tăng trưởng ấn tượng khi có những thông tin tích cực từ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu.

Cổ phiếu “vua” đã trở lại

Phiên khai mạc của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư với phần trình bày của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, dự kiến có thời hạn hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày 1/7.

Sau khi những thông tin tích cực về xử lý nợ xấu được công bố, cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng đã vụt tăng mạnh cả về thị giá và khối lượng giao dịch ngay trong phiên ngày 22/5. Cụ thể, cổ phiếu BID của BIDV đã tăng kịch trần 1.200 đồng/cổ phiếu lên mức 18.400 đồng/cổ phiếu (CP), đây là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay của cổ phiếu BID. Cũng trong phiên giao dịch này, khối lượng giao dịch khớp lệnh của BID cũng lên tới 15,7 triệu đơn vị, cao nhất trong năm 2017. Trước đó, trung bình mỗi phiên chỉ có khoảng 4-5 triệu cổ phiếu BID khớp lệnh mua và bán.

Kết thúc phiên giao dịch 23/5, BID tiếp tục phá đỉnh tăng lên mức 18.550 đ/CP với hơn 10 triệu đơn vị khớp lệnh. Và từ đó duy trì cho đến ngày 31/5, cổ phiếu này vẫn duy trì ở mức 18.500 đ/CP.

Cổ phiếu CTG của ngân hàng Vietinbank đã tăng 1.000 đồng/CP lên mức 19.200 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 23/5. Đây cũng là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay của CTG, so với đầu năm, cổ phiếu nhà băng này đã tăng gần 20%. Đến ngày 31/5, cổ phiếu vẫn duy trì giá 18.900/CP.

Tâm điểm của thị trường trong những phiên giao dịch gần đây là mã cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu. Kết thúc phiên giao dịch 24/5, cổ phiếu ACB tiếp tục tăng thêm 800 đồng/CP (tăng 3,2%), đạt giá trị 25.700 đồng/CP, phá vỡ đỉnh 7 năm vừa mới thiết lập hồi đầu tháng 2/2017. Đặc biệt, dòng tiền đang tiếp tục đổ về cổ phiếu này với khối lượng khủng trong khá nhiều phiên gần đây. Cho đến 31/5, cổ phiếu này vẫn duy trì sức nóng với giá 25.200/CP.

Một mã cổ phiếu “vua” đáng chú ý không kém là MBB (Ngân hàng TMCP Quân Đội). Tính đến hết phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu MBB tiếp tục tăng thêm 300 đồng/CP, lên mức 15.650 đồng/CP. Tăng mạnh so với vùng giá 12.000-13.000 đồng/CP mà ngân hàng đạt được hồi đầu năm 2017. Trong nhóm cổ phiếu tăng thì đến thời điểm ngày 31/5, duy nhất cổ phiếu này vẫn tăng mạnh đạt “đỉnh” mới với giá 19.000đ/CP.

Đặc biệt, là ngân hàng có nợ xấu cao như STB (Sacombank) lại là mã gây chú ý khi có tới 5 phiên tăng liên tiếp trong tuần qua, từ mức giá 10.300 đồng/CP đến nay giá trị STB đã tăng tới 11.650 đồng/CP. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu STB khiến nhà đầu tư khá bất ngờ khi tăng từ vùng giá 8.000-9.000 đồng/CP đến mức giá 12.600 đồng/CP như ngày 31/5.

Trong vòng 2 tuần qua, giá cổ phiếu BID đã tăng 15%, MBB tăng 16%, ACB tăng 6%, CTG tăng 4,5%, EIB (Eximbank) tăng 4%, VCB (Vietcombank) tăng 1%. Các phiên tăng giá chủ yếu được thiết lập ngay trong khoảng thời gian từ 15-31/5, là thời điểm nhà đầu tư kỳ vọng nhiều nhất vào Nghị quyết về xử lý nợ xấu.

Nhận định về tờ trình dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá: “Nghị quyết lần này đã gỡ được nhiều nút thắt trong xử lý nợ xấu hiện nay”.

22
Thông tin nợ xấu của ngân hàng được xử lý đã khiến cho nhà đầu tư thích thú với các nhóm cổ phiếu tăng giá. Trong 2 tuần vừa qua, cổ phiếu CTG đã có mức tăng ấn tượng trong nhóm cổ phiếu “dậy sóng”.
23
Nhà đầu tư thích thú với cổ phiếu “vua” khi thêm thông tin tích cực về xử lý nợ xấu.

Có vui mừng quá sớm?

Theo đại diện Công ty Chứng khoán Rồng Việt, thì việc cổ phiếu “vua” đang có sự bứt phá trong tuần qua thì ngoài yếu tố kinh doanh tích cực, giải quyết nợ xấu đang có chiều hướng tốt thì một yếu tố không kém phần quan trọng là thông tin có thể sẽ nới room ngoại tăng hơn so với mức 30% hiện tại. Điều này khiến cho dòng tiền đang dần đổ vào các mã cổ phiếu này giúp cho thị trường xuất hiện làn sóng tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, việc nợ xấu là câu chuyện không thể giải quyết một sớm một chiều, các chính sách cần thời gian đủ dài để đi vào thực tiễn.

Các ngân hàng đều cho biết, xử lý nợ xấu là cả một quá trình gian nan với nhiều khó khăn, kể cả nhiều khoản vay có tài sản thế chấp cũng không dễ gì thu hồi được. Theo Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thì trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý các vụ việc có yếu tố hình sự. Khi chuyển điều tra hình sự, khách hàng ngừng trả nợ, tài sản bảo đảm xuống cấp và suy giảm giá trị. Tuy nhiên, các tài sản liên quan vụ án Agribank không được chủ động xử lý, dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản thấp, có khoản vay hầu như không thu được nợ.

Ông Trịnh Ngọc Khánh cũng chia sẻ: Công cuộc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc như nhiều tài sản thế chấp cần phải bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ, nhiều con nợ chây ì, thiếu hợp tác, tìm cách tẩu tán tài sản, các tòa dân sự quá tải, thủ tục phức tạp, kéo dài.

Việc bán nợ xấu cho VAMC từng được một số chuyên gia ví von với việc “gom” nợ xấu về một chỗ để làm đẹp bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các khoản nợ xấu chậm được xử lý, ngân hàng vẫn phải trích dự phòng (20% hàng năm) cho trái phiếu đặc biệt nhận được khi bán nợ cho VAMC chứ chưa xử lý được tận gốc của vấn đề nợ xấu.

Nếu Nghị quyết xử lý nợ xấu được thông qua, có thể mở ra khung pháp lý quan trọng để giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu là câu chuyện lớn, liên quan đến hàng chục ngàn tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và cả những điều luật nằm trong nhiều văn bản pháp lý khác. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng nên nghe ngóng diễn biến của thị trường, đừng để tình trạng “ăn bánh vẽ” quá sớm, bởi hành trình xử lý còn nhiều gian nan.

 Mai Trinh

 

_Bao NTD_So 336 _11
 

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.