Cổ phần hóa sẽ giúp lựa chọn được những nhà đầu tư thực chất

(CL&CS) - Phát biểu tại hội thảo tìm giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Mới đây, ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận định, hiện còn tồn tại nhiều nút thắt trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Cụ thể, theo ông Phớc, tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 2 năm nay quá chậm, nguồn thu từ cổ phần hóa không đạt yêu cầu. Năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ nguồn thu từ cổ phần hóa là 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm chỉ thu chưa đầy 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt, việc xác định giá trị doanh nghiệp không chính xác, thường là thấp hơn giá trị thực tế, gây thất thoát, lãng phí.

cphdnnn_yjag

Hình minh họa

Thực tế, không ít vụ việc điển hình đã bị đưa ra xử lý hình sự do có sai phạm liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị sử dụng đất như vụ việc xảy ra tại Công ty Tân Thuận; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn...

Ông Phớc cho rằng, việc tính giá trị đất không sát giá thị trường; ngoài ra, dù có sát thị trường thì sau 10 năm, 20 năm, giá trị lại khác… Đây là “lỗ hổng” gây thất thoát, chưa nói đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác.

Từ thực tế đã nêu, nhằm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã đề xuất, loại bỏ đất đai trong định giá doanh nghiệp cổ phẩn hóa.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật Đất đai theo hướng các doanh nghiệp khi chuyển sang cổ phần hóa thì chỉ được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; không được thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa. Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho Nhà nước và sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ với báo chí về đề xuất của Bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, từ trước đến nay, nhiều vi phạm trong quá trình cổ phần hóa là do sai phạm định giá và sử dụng sai mục đích đất đai. Hơn nữa, khi mua cổ phần doanh nghiệp Nhà nước, nhiều cổ đông chỉ nhắm đến diện tích đất doanh nghiệp đang sở hữu. Nhiều người “mang tiếng” là cổ đông chiến lược nhưng không quan tâm phát triển ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thời gian tới chủ yếu là những doanh nghiệp rất lớn, nắm giữ nhiều mảnh đất lớn ở vị trí đắc địa. Do đó, nếu không kiểm soát chặt hoặc không loại bỏ đất đai trong quá trình định giá doanh nghiệp thì việc cổ phần hóa có thể gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.

“Loại bỏ đất đai, thì bản thân doanh nghiệp có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư chứ không phải đất đai, hay nói cách khác, không lấy đất làm “mồi” để thu hút nhà đầu tư, tránh các sai phạm như thời gian qua và tránh làm méo mó quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”, TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm đã nêu, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, việc tách đất đai ra khỏi định giá doanh nghiệp sẽ giúp thực hiện cổ phần hóa đơn giản, nhanh hơn và tháo gỡ nút thắt từ việc này trong những năm vừa qua.

Còn theo PGS.TS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc loại bỏ đất đai khỏi định giá doanh nghiệp sẽ khiến quá trình cổ phần hóa được thực hiện nhanh hơn nhưng lại ảnh hưởng đến tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Chẳng hạn, trong giai đoạn khó khăn, khi không thể duy trì sản xuất, kinh doanh 100% công suất, doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng một phần diện tích đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác để có nguồn thu bù đắp”, ông Võ chia sẻ.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.