Chung cư cũ “hết đát”: Đi không được, ở không xong

CL&CS)-Nhiều năm qua vẫn còn đó tình trạng người dân sống trong tâm trạng thấp thỏm tại các căn hộ chung cư cũ đã xuống cấp trầm trọng. Điều này ẩn chứa không ít mối nguy về tính mạng các cư dân tại đây.

Vậy đâu là rào cản khiến việc di dời người dân và xây mới chung cư cũ trở nên chậm trễ suốt nhiều năm qua?

Người dân “ở không xong” trong chung cư cũ

Nghịch lý không khó nhận ra tại các khu chung cư cũ trong việc vận động di dời sang nơi ở mới. Một số hộ dân “kêu trời” vì phải chôn chân trong các căn hộ chung cư cũ có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng mà không được thông báo chính sách đền bù khi di dời. Trong khi đó, nhiều chung cư trong tình trạng “báo động đỏ”, chính quyền vận động mãi người dân vẫn chưa chịu đi vì chưa thông chính sách bồi thường.

Đáng nói, các chung cư cũ này xuất hiện rất nhiều tại khu vực trung tâm thành phố. Quan sát bằng mắt thường cũng đã thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của các chung cư này. Hầu như, đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là các mảng tường nứt ra thành từng mảng, cầu thang lên chung cư được cháp vá tạm bợ, hệ thống đèn điện ở các lối đi không được đảm bảo. Sự xộc xệch, ẩm thâp của chung cư cũ cũng khiến người lạ bước vào đều không dám bước mạnh chân.

Tuy nhiên, một số trường hợp người dân vẫn chọn phương án cố thủ tại các căn hộ này dù điều kiện sống xuống cấp trầm trọng. Giải thích về hiện tượng này, có ý kiến cho rằng vì chưa thỏa hiệp được khoản bồi thường phù hợp nên cư dân sống tại những căn hộ này vẫn tiếp tục đến khi có tín hiệu khả quan hơn.

Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chủ tịch UBND quận 5, tháng 2-2021, quận tiếp tục ban hành kế hoạch di dời chung cư 440 Trần Hưng Đạo. Địa phương đã tổ chức vận động, thuyết phục người dân, hai lần tổ chức hội nghị nhà chung cư giới thiệu nhà đầu tư nhưng người dân không chọn được chủ đầu tư (CĐT).

“Đi không được” chỉ vì mức đền bù không thỏa đáng?

Trước đó, UBND TPHCM đề xuất Bộ Xây dựng thống nhất cho phép áp dụng điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 69 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đã được chấp thuận của dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước mà Thành phố đã triển khai thực hiện trước đây.

Cụ thể đó là bồi thường cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự lo chỗ ở mới bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục nộp 40% phần giá trị nhà, đất còn lại cho Nhà nước.

Tuy nhiên, theo thực tế ghi nhận, nhiều hộ dân không nhận được toàn bộ số tiền đền bù di dời chung cư. Hơn nữa, với lời mời tái định cư sau khi chung cư cũ được cải tạo và xây mới vẫn mãi là “lời hứa suôn”.

Không ít các trường hợp rời khỏi chung cư cũ, người dân không thể tìm được nơi ở mới do tiền đền bù chưa thỏa đáng. Trong khi thị trường bất động sản mỗi ngày đều “nhảy số” liên tục, việc mua căn hộ chung cư mới với số tiền được đền bù là bất khả kháng. Vì thế, đây có thể được coi là nguyên nhân chủ yếu của việc cư dân không muốn di dời mà cũng chẳng thể yên tâm ở lại.

Dù có chủ trương xây mới từ năm 2008, có CĐT từ năm 2010, di dời giải tỏa mặt bằng, tháo dỡ xong năm 2016, dự kiến hoàn thành xây dựng trong 32 tháng nhưng đến nay, chung cư 350 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình vẫn chỉ là bãi đất trống.

Vướng mắc tại chung cư 350 Hoàng Văn Thụ cũng là vướng mắc chung của nhiều chung cư cũ, khiến nhiều dự án đã di dời, tháo dỡ xong nhưng chưa thể xây dựng như các chung cư 128 Hai Bà Trưng, 123 Lý Tự Trọng (quận 1), Hưng Long, Tân Phước (quận Tân Bình)... Ngoài ra, có những chung cư đã hoàn thành tháo dỡ nhưng cũng để đất trống nhiều năm do không tìm được CĐT. Điển hình như chung cư 6Bis Nguyễn Tất Thành, UBND quận 4 đã năm lần tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư, dù trước đó người dân đã tự nguyện di dời.

Giấc mơ trở thành siêu đô thị của TP.HCM muốn thành hiện thực, trước tiên nên chú trọng giải quyết các vướng mắc còn tồn đọng xung quanh việc cải tạo chung cư cũ. Ban hành các quy định bồi thường và thực hiện nhanh chóng để tiến độ quy hoạch thành phố được đẩy lên trên hết.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.

VPBank khai trương Phòng Giao Dịch Ứng Hòa – Hà Nội

VPBank khai trương Phòng Giao Dịch Ứng Hòa – Hà Nội

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ chính thức khai trương hoạt động Phòng Giao Dịch Ứng Hòa trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thường Tín.