Thứ ba, 02/04/2024, 16:01 PM

Chùm laser mạnh nhất thế giới được đặt trong tòa nhà gần 9.000 tỷ đồng, có thể đạt công suất cực đại trong một phần triệu tỷ giây

Việc kích hoạt chùm laser mạnh nhất thế giới hứa hẹn tạo ra đột phá trong nhiều lĩnh vực.

Công ty Thales (Pháp) hiện vận hành máy laser đặt tại trung tâm Cơ sở hạ tầng ánh sáng cực tím (ELI) của Liên minh châu Âu, gần thủ đô Bucharest của Romania. Trong phòng điều khiển của trung tâm, kỹ sư Antonia Toma kích hoạt chùm laser mạnh nhất thế giới, hứa hẹn tạo ra đột phá trong nhiều lĩnh vực từ y tế tới vũ trụ.

Trung tâm nghiên cứu chứa máy laser mạnh nhất thế giới

Trung tâm nghiên cứu chứa máy laser mạnh nhất thế giới

Cỗ máy laser sử dụng phát minh đoạt giải Nobel. Cụ thể, nhà nghiên cứu Gerard Mourou (Pháp) và Donna Strickland (Canada) đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018 nhờ khai thác sức mạnh của laser để tạo ra thiết bị chính xác cao trong phẫu thuật mắt và ứng dụng công nghiệp.

Thiết bị tại ELI tạo ra các xung laser ngắn nhất và mạnh nhất mà thế giới từng thấy bằng cách khuếch đại, nén và kéo dài xung laser cực ngắn theo thời gian. Điều này đã giúp các nhà nghiên cứu khắc phục được hạn chế quan trọng của laser: tăng công suất trong khi vẫn giữ cường độ an toàn.

Nhà nghiên cứu Mourou và các đồng nghiệp

Nhà nghiên cứu Mourou và các đồng nghiệp

Hệ thống laser do Thales phát triển tại ELI có thể đạt mức công suất cực đại 10 petawatt (1 petawatt bằng 10 mũ 15 watt), đạt được trong vòng chưa đầy 1 femto giây (1 femto giây bằng một phần triệu tỷ giây) nhờ thiết bị nặng 450 tấn được lắp đặt tỉ mỉ.

Tòa nhà công nghệ cao - nơi đặt trung tâm nghiên cứu, có chi phí xây dựng 350 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng). Nguồn kinh phí này chủ yếu đến từ Liên minh châu Âu. Công ty Thales cho biết đây là khoản đầu tư lớn nhất trong nghiên cứu khoa học ở Romania. Trong thời gian qua, một số nước trên thế giới như Pháp, Trung Quốc và Mỹ đã và đang thúc đẩy dự án riêng để sản xuất các máy laser mạnh hơn.

Quy mô hoạt động ở trung tâm nghiên cứu khá lớn

Quy mô hoạt động ở trung tâm nghiên cứu khá lớn

Laser công suất cao tìm thấy các ứng dụng y tế đa dạng, cung cấp phương pháp điều trị ung thư chính xác thông qua liệu pháp chùm tia proton hoặc điện tử và sử dụng hiệu ứng “tia sáng” để điều trị ít gây hại hơn nhưng hiệu quả. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh y tế và sản xuất chất đánh dấu đồng vị.

Trong công nghiệp, những tia laser này rất có giá trị trong việc phát hiện các khiếm khuyết dưới milimet ở các bộ phận dày và dùng để quét hàng hóa để xác định các chất độc hại. Hơn nữa, laser công suất cao hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành năng lượng.

Những tia laser mạnh như vậy có thể được sử dụng để dọn sạch rác tích tụ trong không gian hoặc xử lý chất thải hạt nhân bằng cách rút ngắn thời gian phân rã phóng xạ của nó. Theo Mourou, tia laser sẽ thống trị thế kỷ XXI, giống như electron đã làm ở thế kỷ trước.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:39

(CL&CS)- Hôm nay (2/5), học sinh học lớp 12 năm học 2023 - 2024 khắp cả nước chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.

Giải thưởng VinFuture 2024 hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người

Giải thưởng VinFuture 2024 hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Ở mùa giải 2024, các đề cử tiếp tục bao phủ đa dạng nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế và chăm sóc sức khỏe (chiếm 36,3%), năng lượng bền vững (24,6%), môi trường và biến đổi khí hậu (15,2%), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đa ngành (13,8%) và nông nghiệp (10,1%).

Kon Tum: Những thành quả trong công tác chuyển đổi số

Kon Tum: Những thành quả trong công tác chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh; phát triển kinh tế số, xã hội số; hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số.