Dữ liệu cũ
Thứ tư, 02/10/2019, 21:09 PM

Chủ đầu tư không công bố, công khai pháp lý dự án sẽ bị “trảm”

(NTD) - UBND TP.HCM vừa gửi văn bản đề xuất Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ đưa ra quy định xử lý nghiêm các chủ đầu tư không công bố, công khai pháp lý của dự án.

Trước thực trạng nhiều dự án bất động sản hình thành trong tương lai huy động vốn trái pháp luật, chưa đủ điều kiện pháp lý đã mở bán, mới đây, UBND TP.HCM đã gửi văn bản đề xuất Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ đưa ra quy định xử lý nghiêm các chủ đầu tư không công bố, công khai pháp lý của dự án.

Thị trường Nhà Bè
Việc công khai pháp lý dự án là cần thiết để người mua nhà có thông tin rõ ràng về dự án, tránh rủi ro. Ảnh: Tấn Lợi.

Cụ thể, TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư phải thực hiện thông báo công khai thông tin về bất động sản hình thành trong tương lai tại UBND các quận, huyện nơi dự án được triển khai.

Đình chỉ hoạt động đến một năm đối với chủ đầu tư không công khai thông tin dự án đang thế chấp ngân hàng, chưa có văn bản của Sở Xây dựng về nhà ở đủ điều kiện để bán, cho thuê mua…

Trong thành phần hồ sơ, thành phố đề nghị Sở Xây dựng có văn bản thông báo bất động sản đủ điều kiện được bán, cho thuê mua phải có hợp đồng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

UBND các quận, huyện có trách nhiệm đưa ra các hình thức thông tin tuyên truyền qua trang thông tin điện tử, dán thông báo tại UBND phường, qua đường dây nóng, bộ phận địa chính phường, qua ứng dụng công nghệ thông tin và công tác giám sát chủ đầu tư tại địa bàn.

Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tư pháp xem xét, đề xuất Chính phủ sửa đổi quy định đối với giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai theo hướng phải công chứng để đảm bảo tính chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và phòng ngừa vi phạm của doanh nghiệp.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), quy định các điều kiện để dự án bất động sản hình thành trong tương lai được bán, cho thuê mua đã có trong luật rồi. Thực tế, năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với Sở Xây dựng đã công khai các dự án có thế chấp ngân hàng. Đây là quy định cần thiết để người mua nhà có thông tin rõ ràng về dự án, tránh rủi ro.

Ông Lê Hoàng Châu cho biết thêm, thời gian qua, các ngân hàng cũng lơ là chuyện bảo lãnh vì nếu thực hiện sát quá thì chính ngân hàng cũng vào thế khó, không đủ nguồn lực để bảo lãnh cho nhiều dự án bất động sản quy mô lớn một lúc. Chẳng hạn, dự án quy mô vài ngàn tỷ đồng nhưng ngân hàng có vốn 10.000 tỷ đồng thì chỉ bảo lãnh được 1-2 dự án thôi.

Việc thế chấp ngân hàng không có gì là bí mật nhưng việc cập nhật công bố thông tin dự án thế chấp, giải chấp phải được cơ quan nhà nước cập nhật kịp thời để người mua nhà nắm rõ.

Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn Q.7, TP.HCM cho rằng, việc “bêu” tên chủ đầu tư hiện nay cần hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. Bởi hiện nay có nhiều chủ đầu tư có nhiều dự án nên không thể vì một dự án chưa công khai đầy đủ pháp lý mà đình chỉ hoạt động kinh doanh của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả ngân hàng.

Hiện nay không chỉ người mua nhà gặp rủi ro mà chính các chủ đầu tư cũng đang gặp nhiều rủi ro về chính sách, thủ tục do những quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật với nhau. Vì vậy, điều cần làm hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý để dự án được triển khai nhanh, đúng tiến độ và người dân nhanh chóng được nhận nhà ở. 

TS. Bùi Quang Tín cho biết, công khai thông tin pháp lý về dự án như đã thế chấp, có bảo lãnh… là rất cần thiết cho khách hàng. Điều quan trọng là hình thức công khai những thông tin đó như thế nào để người dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt.

Cũng theo TS. Bùi Quang Tín, có nhiều cách thức, nhiều kênh để công khai. Chẳng hạn như trên các thông báo của Sở Xây dựng, ngân hàng... Bên cạnh việc buộc các chủ đầu tư công khai thông tin pháp lý đầy đủ tại vị trí dự án thì quan trọng nhất vẫn phải tập trung thông tin về một đầu mối. Làm sao để có kênh chính thống, thuận lợi nhất để ai cũng tiếp cận được.

Quy định chế tài nặng như buộc ngưng kinh doanh 12-24 tháng chưa chắc hiệu quả bằng việc tập trung một đầu mối thông tin tại Sở Xây dựng. Hiện nay người mua nhà hầu hết tiếp cận tốt công nghệ thông tin. Do đó, website của Sở Xây dựng, các ngân hàng bảo lãnh nên cập nhật đầy đủ thông tin các dự án bất động sản để người dân vào là thấy. Trách nhiệm chủ đầu tư dự án là phải cập nhật thông tin, nếu không Sở Xây dựng giám sát, xử lý.

T.L

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.