Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 20/08/2017, 13:46 PM

Châu Á trong cuộc đua xây sân bay to, đẹp và... hao tiền!

(NTD) - Trong nhiều thập kỷ, Singapore và Hồng Kông luôn giữ vị trí là đầu mối trung chuyển chính cho du khách đi và đến châu Á với phần còn lại của thế giới. Nhưng hiện nay, với những kế hoạch đầu tư lên đến 1.000 tỷ USD của các sân bay châu Á khác, ngôi vị đó đang bị đe dọa.

 Airport1Phối cảnh sân bay mới ở Bắc Kinh.

Theo ước tính của Trung tâm Hàng không CAPA có trụ sở ở Sydney, khoảng một nửa số tiền đó sẽ được đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng các sân bay mới ở châu Á.

Airport2Nhà ga thứ tư của sân bay Changi mở cửa cho khách tham quan trong tuần này.

Cuộc đua toàn cầu

Tại Bắc Kinh, sân bay mới trị giá 12,9 tỷ USD theo kế hoạch sẽ mở cửa vào năm 2019, biến thủ đô Trung Quốc trở thành trung tâm hàng không lớn nhất thế giới. Sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok sẽ được đầu tư 3,5 tỷ USD đến năm 2021, bao gồm đường băng thứ ba. Sân bay quốc tế Incheon của Hàn Quốc sẽ chi 4,5 tỷ USD cho nhà ga thứ hai với mục tiêu trở thành “siêu sân bay đứng đầu thế giới”.

Với nỗ lực cạnh tranh, sân bay Changi của Singapore trong tuần này đã mở cửa cho công chúng tham quan nhà ga thứ tư được đầu tư 950 triệu USD. Trong khi đó, Hồng Kông có kế hoạch lấn biển để xây dựng cho đường băng thứ ba với số vốn đầu tư lên đến 18 tỷ USD.

“Đây là cuộc đua giữa các trung tâm hàng không toàn cầu. Câu hỏi là ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua tốn kém này” - ông Torbjorn Karlsson, nhà nghiên cứu hàng không dân dụng thuộc trung tâm Korn Ferry International tại Singapore nhận định.

Theo số liệu của CAPA, khoảng 255 tỷ USD sẽ được dành cho việc xây sân bay mới trên toàn cầu, 845 tỷ USD được đầu tư cho việc nâng cấp đường băng và nhà ga. Trong đó, các sân bay mới của châu Á ngốn đến 125 tỷ USD, so với con số 3,6 tỷ USD cho các sân bay mới ở Mỹ và Canada. Công cuộc xây cất tiến hành đến năm 2069.

Các dự án mới này là “cuộc khủng hoảng thương hiệu” đang chực chờ Hồng Kông và Singapore - Hãng hàng không Cathay Pacific Airways và Singapore Airlines đã tạo nên tên tuổi trong vận chuyển hành khách toàn cầu.

Tại Trung Quốc, sự bùng nổ của việc đi lại đường không đã buộc nước này hoạch định một siêu sân bay sát Hồng Kông. Các hãng China Southern Airlines, Hainan Airlines và Chengdu Airlines mở các tuyến bay mới từ các thành phố loại hai và loại ba đến Mỹ và châu Âu, bỏ qua điểm trung chuyển Hồng Kông.

Nhà nghiên cứu Karlsson cho rằng Trung Quốc “có khả năng vẽ lại đường bay hay dòng dịch chuyển của du khách”. China Southern (một trong ba hãng hàng không quốc gia lớn nhất Trung Quốc) muốn biến sân bay Baiyun ở Quảng Châu, chỉ cách Hồng Kông 150 cây số, thành điểm trung chuyển chính cho các tuyến bay đến Đông Nam Á và Úc.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc dự định xây cụm sân bay Thẩm Quyến, thành phố ở phía Bắc của đặc khu Hồng Kông, và dự định kế hoạch tương tự ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

Airport3Sự phát triển của hàng không giá rẻ đã tạo nên làn sóng “những hành khách mới bay lần đầu”.

Kế hoạch ứng phó của Hồng Kông và Singapore

Đối phó với áp lực Trung Quốc là bài toán lớn của Hồng Kông. Đặc khu này đang lên kế hoạch lấn biển xây đường băng dài 3,8 km và nhà ga mới có thể phục vụ 30 triệu hành khách mỗi năm. Họ cũng sẽ xây các tuyến giao thông 2,6 km nối liền nhà ga mới với các nhà ga hiện hữu. Để có tiền xây nhà ga mới, chính quyền Hồng Kông sẽ đánh thuế 70-180 đô la Hồng Kông và tăng thuế phí đậu máy bay lên đến 27%.

Hồng Kông cũng phải tính đến bài toán cơ sở hạ tầng và năng lực tiếp nhận hành khách. Không phải hãng hàng không nào đến sân bay này cũng muốn sử dụng các quầy thủ tục hành lý và hải quan tự động nếu không có nhân viên túc trực sẵn sàng hỗ trợ. Hệ thống soi chiếu hành lý tại đây cũng hoạt động không đủ nhanh để giải phóng hàng người rồng rắn chờ kiểm tra hành lý.

Singapore chuẩn bị khai trương nhà ga thứ tư vào cuối năm nay tại sân bay Changi. Nhà ga mới sẽ có các quầy thủ tục và hành lý tự động. Changi là sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng kỹ thuật X-quang mới cho phép hành khách không cần phải lấy laptop ra khỏi hành lý. Nhà ga mới sẽ nâng năng lực tiếp nhận hành khách hiện tại của Changi từ 66 triệu lên 82 triệu. Đảo quốc này cũng chuẩn bị xây dựng đường băng thứ ba và nhà ga thứ năm, dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2020-2030.

Ricky Hồ  

_NTD_So 107_In21

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.