Thứ ba, 09/01/2024, 10:10 AM

Cảng quân sự ở Việt Nam từng là một trong những quân cảng nổi tiếng nhất thế giới, được ví như 'đồn phòng vệ của Thái Bình Dương' trong thời chiến, trở thành căn cứ địa quan trọng trong thời bình

Không chỉ được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt vời, nơi đây còn được mệnh danh là đệ nhất quan cảng do nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng.

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng 

Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 8-10km, chiều dài ăn sâu vào đất liền từ 12-13km, độ sâu từ 18-32m và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển.

Hình ảnh vịnh Cam Ranh khi nhìn từ trên cao

Hình ảnh vịnh Cam Ranh khi nhìn từ trên cao

Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng.

Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.

Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam).

Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng.

Nhiều nhà chiến lược phương Tây cũng đã từng đánh giá Cam Ranh là một "pháo đài tự nhiên lý tưởng", "một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương". Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ địa thế hiểm yếu, khống chế được toàn khu vực biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ "Proceedings" số tháng 10/1991 có viết: "Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được "trò chơi mèo vờn chuột" ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông".

Một góc đại bản doanh của lính Mỹ tại Cam Ranh

Một góc đại bản doanh của lính Mỹ tại Cam Ranh

Năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh. Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở về với vai trò là một cảng trung chuyển hàng hóa tại Việt Nam.

Cam Ranh thời bình - Căn cứ địa bảo vệ và dựng xây đất nước

Theo hiệp định được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô ký kết năm 1979, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100 km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh.

Cam Ranh trở về đúng sứ mệnh thiêng liêng của mình

Cam Ranh trở về đúng sứ mệnh thiêng liêng của mình

Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để khẳng định lại quan điểm nhất quán của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo, Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, bảo đảm phục vụ Lực lượng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam và "Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp Việt Nam xây dựng trung tâm cảng dịch vụ này".

Tuyên bố xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh có một ý nghĩa rất to lớn đối với Quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của Cam Ranh, đồng thời thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Quyết định này thể hiện quan điểm độc lập tự chủ, tính nhất quán của Việt Nam về tương lai của cảng Cam Ranh, về đường lối đối ngoại Quốc phòng của Việt Nam phù hợp với quan điểm "ba không "trong quốc phòng, trong đó có không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và là biểu hiện sinh động đường lối phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng - an ninh của Đảng ta.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố: "Đây là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng… Đồng thời nó không phải là một căn cứ quân sự nước ngoài, hay là cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật". Bằng việc cho tàu của tất cả các nước tiếp cận Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình, mặt khác đã nối dài cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng Cam Ranh và bảo đảm quyền tự do hàng hải trên biển Đông.

Hình ảnh vịnh Cam Ranh to đẹp, hiện đại đón tàu trọng tải lớn

Hình ảnh vịnh Cam Ranh to đẹp, hiện đại đón tàu trọng tải lớn

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân nước ngoài là một ngón đòn ''bậc thầy'' trong chính sách đối ngoại "đa phương" của Việt Nam.

Trong những năm qua, cảng Cam Ranh không ngừng được nâng cấp về cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đón được những tàu trọng tải lớn cả trong và ngoài nước. Sự nhộn nhịp tại Cam Ranh chính là minh chứng rõ nét nhất cho những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước với kế hoạch đưa vùng đất này trở thành mội điểm sáng về kinh tế và quân sự tại Việt Nam.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền ‘chơi lớn’, quyết thu về 4.000 tỷ đồng từ bất động sản

Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền ‘chơi lớn’, quyết thu về 4.000 tỷ đồng từ bất động sản

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:56

Đây là mục tiêu công ty mẹ của Kem Tràng Tiền đã đặt ra trong vòng 5 năm tới.

Công viên nước lớn nhất miền Bắc do 'ông lớn' Sun Group 'rót vốn' chuẩn bị mở cửa vào cuối tháng 5

Công viên nước lớn nhất miền Bắc do 'ông lớn' Sun Group 'rót vốn' chuẩn bị mở cửa vào cuối tháng 5

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:34

Đây là một trong những dự án mới của du lịch biển Sầm Sơn cũng do Sun Group

Biểu tượng của phố cổ Hội An trùng tu không thuận lợi, thi công lệch kế hoạch

Biểu tượng của phố cổ Hội An trùng tu không thuận lợi, thi công lệch kế hoạch

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:31

Dự án tu bổ Chùa Cầu tiếp tục gia hạn thời gian thi công tu bổ bởi những vướng mắc gặp phải khi bắt đầu giai đoạn trùng tu quan trọng nhất.