Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 30/10/2016, 07:48 AM

Cam ruột đỏ, hàng hiếm giá bình dân được nhiều người săn mua

Một số trang trại cây ăn quả tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) chuyển sang trồng giống cam ruột đỏ Cara Cara gần đây và hốt bạc với loại quả này vì năng suất cao, khách ưa chuộng.

Là người đầu tiên đưa giống cam này từ Australia về Việt Nam gieo trồng từ năm 2000, ông Mai Viết Phương, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phương Mai, cho biết trang trại của ông hiện có khoảng 35 ha cam ruột đỏ. Đây là giống cây trồng cho thu hoạch quanh năm với năng suất trung bình khoảng 45-50 tấn/ha. Giá bán sỉ tại vườn đang ở mức 45.000-50.000 đồng/kg. Giá bán này không phải mức thấp so với các loại cây ăn quả khác tại Lâm Đồng, nhưng vẫn được nhiều thương lái ưa chuộng.

“Hiện địa phương đang vào mùa mưa nên năng suất cam Cara Cara giảm nhiều, nhưng trung bình mỗi tuần tôi vẫn thu hoạch được một tấn. Sản lượng này không đủ cung cấp cho các thị trường có sức tiêu thụ mạnh như Hà Nội, TP.HCM,… nên phải từ chối nhiều đơn hàng”, ông Phương nói.

74
Điểm đặc biệt của cam Cara Cara là ruột đỏ, thanh ngọt và mọng nước. Ảnh: Di Linh.

Chị Minh Châu, chủ một hệ thống phân phối nông sản sạch và thực phẩm chức năng tại Hà Nội, cho biết qua một số bạn bè giới thiệu, chị biết đến giống cam ruột đỏ Cara Cara chứa nhiều chất dinh dưỡng và dược tính chống một số bệnh như suy tim, ung thư da, tuyến tiền liệt,… Hàng tuần, chị Châu đều liên hệ với trang trại tại Đức Trọng (Lâm Đồng) để thu mua và phân phối lại cho gia đình, khách hàng thân thiết.

Hiện giá mỗi kg cam ruột đỏ bán ra thị trường Hà Nội dao động từ 70.000-80.000 đồng.

“Cam ruột đỏ là mặt hàng luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Tôi mới đặt hàng 6 thùng (khoảng 120 kg) nhưng hàng chưa chuyển đến nơi thì đã có khách đặt mua hết từ trước”, chị Châu cho biết.

75
Mỗi ha cam ruột đỏ cho thu hoạch khoảng 40 tấn/năm. Ảnh: Di Linh.

Lý giải nguyên nhân “cháy hàng”, một số nhà vườn cho biết ngoài số lượng hạn chế thì cam ruột đỏ này có nhiều đặc tính vượt trội hơn các giống cam khác về kích thước quả, hương vị. Khi bổ, ruột cam màu đỏ thẫm, tép mọng nước và mùi thơm dễ chịu như cà rốt. Đây là loại cây ăn quả còn tương đối lạ, sở hữu nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho người bệnh và người ăn kiêng.

Theo ông Phương, cam Cara Cara không hạt có xuất xứ từ Venezuela, sau đó du nhập qua Australia, nên khi trồng tại Việt Nam thì chất lượng cũng không thua kém hàng nhập ngoại. Đây là giống cây dễ trồng, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao và thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Hiện một số nhà vườn tại Lâm Đồng cũng bắt đầu nhân cây giống để cung cấp cho nông dân trong tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với giá 150.000 đồng/cây. Theo đặc tính sinh trưởng của cam ruột đỏ, cây cho thu hoạch sau 3 năm và đạt năng suất cao nhất vào thời điểm trưởng thành 8-10 năm.

Theo Di Linh (Zing)

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.