Các hãng ô tô chi tiền cực khủng để phát triển xe điện

Các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đang có kế hoạch chi gần 1,2 nghìn tỷ USD cho đến năm 2030 để phát triển và sản xuất hàng triệu xe điện, cùng với pin và nguyên liệu thô để phục vụ quá trình này.

Khoản tiền khủng “1,2 nghìn tỷ USD” sẽ được chi cho việc phát triển xe điện và pin

Kế hoạch đầu tư trên nhằm hỗ trợ sản xuất xe điện, theo phân tích của Reuters về dữ liệu công khai và dự đoán do các công ty này công bố.

Con số đầu tư vào xe điện , chưa được công bố trước đây, thấp hơn các ước tính đầu tư trước đó của Reuters và cao hơn gấp 2 lần so với tính toán gần đây nhất được công bố chỉ một năm trước.

Để đặt con số vào bối cảnh, Alphabet, công ty mẹ của Google và Waymo, có vốn hóa thị trường là 1,3 nghìn tỷ USD.

Các nhà sản xuất ô tô đã dự báo kế hoạch sản xuất 54 triệu xe điện chạy bằng pin vào năm 2030, chiếm hơn 50% tổng sản lượng xe, theo phân tích.

Hiện nay, có thể thấy rằng nhiều công ty để tham gia cuộc chạy đua này đang tranh giành để có được tài nguyên thiên nhiên.

10-1-1024x576.jpeg

Pin rất quan trọng khi các nhà sản xuất ô tô tìm cách phân biệt bản thân và các dịch vụ của họ với nhau. Chúng rất quan trọng khi ngành công nghiệp đang tìm cách bỏ lại quá khứ đầy khí thải carbon nhưng chỉ khi pin có thể được phát triển theo những cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bền vững với môi trường.

Các nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất xe điện mới ra đời đang dựa vào hàng tá các vấn đề liên quan đến ngành sản xuất pin để giúp họ hoạt động.

Đảm bảo cung cấp đủ các nguyên liệu cho sản xuất pin EV là một vấn đề lớn cản trở kế hoạch điện khí hóa của ngành. Các nhà điều hành ô tô cần một lượng lớn vật liệu với mức giá phù hợp có thể được đảm bảo một cách có trách nhiệm về môi trường và tài chính.

Các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đang chạy đua trong “cuộc chơi” xe điện

Để hỗ trợ mức độ tăng trưởng chưa từng có của xe điện khí hóa, các hãng xe và các đối tác sản xuất pin của họ đang có kế hoạch lắp đặt những hệ thống với tổng công suất sản xuất pin lên đến 5,8 terawatt-giờ vào năm 2030, theo dữ liệu từ Benchmark Mineral Intelligence và các nhà sản xuất.

Theo Reuters, dẫn đầu trong tiến trình này chính là Tesla, nơi Giám đốc điều hành Elon Musk đã vạch ra một kế hoạch táo bạo để xây dựng 20 triệu ô tô điện vào năm 2030, yêu cầu lượng pin ước tính 3 terawatt giờ.

600x375_elon-musk-co-the-tro-thanh-nguoi-giau-thu-hai-the-gioi2-1609767993.jpeg

Mặc dù Tesla chưa tiết lộ đầy đủ về kế hoạch chi tiêu của mình, nhưng mức tăng trưởng theo cấp số nhân như vậy - tăng gấp 13 lần so với ước tính 1,5 triệu xe mà hãng hy vọng sẽ bán được trong năm nay - sẽ dẫn đến chi phí hàng trăm tỷ USD.

Volkswagen của Đức, mặc dù tụt hậu so với Tesla, cũng có kế hoạch đầy tham vọng vào cuối thập kỷ này, với mục tiêu đầu tư hơn 100 tỷ USD để xây dựng đế chế xe điện toàn cầu của mình.

Tập đoàn ô tô Toyota của Nhật Bản đang đầu tư 70 tỷ USD để điện khí hóa các phương tiện và sản xuất nhiều pin hơn, dự kiến sẽ bán được ít nhất 3,5 triệu mẫu xe điện chạy bằng pin (BEV) vào năm 2030. Hãng có kế hoạch ít nhất 30 BEV khác nhau và dự kiến sẽ chuyển đổi toàn bộ các mẫu xe Lexus trở thành xe điện.

images1103919_photo1538368915856_1538368915856985569787.jpeg

Trong khi đó, Ford Motor Co tiếp tục tăng mức chi tiêu cho xe điện mới - hiện ở mức 50 tỷ USD - cũng như tăng công suất pin ít nhất 240 gigawatt giờ với các đối tác của mình khi đặt mục tiêu sản xuất khoảng 3 triệu BEV vào năm 2030. Con số này bằng một nửa tổng sản lượng của hãng xe Mỹ.

Mercedes-Benz cũng đã dành ít nhất 47 tỷ USD cho việc phát triển và sản xuất xe điện, gần 2/3 trong số đó để tăng dung lượng pin toàn cầu của mình với các đối tác lên hơn 200 gigawatt giờ.

Tương tự, BMW, Stellantis và General Motors đều có kế hoạch chi ít nhất 35 tỷ USD cho xe điện và pin, trong đó Stellantis đưa ra chương trình phát triển pin tích cực nhất khi dự kiến năng lực sản xuất lên đến 400 gigawatt giờ với các đối tác vào năm 2030, bao gồm bốn nhà máy ở Bắc Mỹ.

Xem thêm: Toyota tái khởi động chiến lược xe điện trị giá 38 tỷ USD

Bảo Anh

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.