Dữ liệu cũ
Thứ hai, 12/09/2016, 21:21 PM

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu và cách phòng trị

Cách phòng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu là rất quan trọng đối với các bà mẹ.

Cách phòng bệnh thường gặp của trẻ nhỏ vào mùa thu là rất quan trọng đối với các bà mẹ, vì mùa thu là thời khắc giao mùa, độ ẩm thấp làm sức đề kháng của trẻ bị yếu đi.

Dưới đây là cách phòng tránh 10 căn bệnh phổ biến của trẻ vào mùa thu:

1. Cảm cúm

Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trẻ còn khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài.

27
 

Phòng tránh:

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, ngực, cổ và đầu

Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.

Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lạnh như kem, đá.

Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ để giúp bé có sức đề kháng.

Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

2. Sốt phát ban

Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ. Bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.

Mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, niêm mạc vòng họng... có thể kèm theo là xuất hiện các chấm huyết đỏ trên người.

Da bé sẽ xuất hiện những vết ban đỏ lây lan khắp người.

Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.

28
 

Phòng tránh:

Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

3. Đau mắt đỏ

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của trẻ yếu đi, cơ thẻ mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công

Biểu hiện rõ nhất của bệnh là mắt đỏ, mi mắt sưng nề đau nhức và chảy nước mắt nhiều

29
 

Phòng tránh:

Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…

4. Viêm tai

Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.

30
 

Phòng tránh:

Giữ ấm cho trẻ, tránh xa môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá

Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng

Dùng tăm bông và nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho bé

5. Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.

Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.

Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

31
 

Phòng tránh:

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng.

Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người.

Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

6. Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến của trẻ nhỏ. Bệnh này xuất hiện mạnh vào mùa thu khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm thấp.

Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu...

Nếu trẻ có dấu hiệu khác biệt nên đưa trẻ đi khám để kịp thời chữa trị

32
 

Phòng tránh:

Cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày

Không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt

Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé

Thay nước bình hoa mỗi ngày

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp

7. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Viêm tiểu phế quản xảy ra do một loại virus phát triển mạnh vào mùa thu đông, có ảnh hưởng đến trẻ em, chủ yếu dưới hai tuổi. Nó thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang virus.

Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường như ho nhiều, chảy nước mũi, sốt cao còn xuất hiện khó thở thì nên đưa con đi kiểm tra.

33
 

Phòng tránh:

Tránh hôn con, rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc con.

Không cho con tiếp cận với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của bé khác.

Không hút thuốc trong phòng của bé.

8. Tiêu chảy

Thời tiết sang thu là khoảng thời gian bé dễ mắc phải tiêu chảy cấp, thông thường bé sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Bé có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.

34
 

Phòng tránh:

Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm vắc-xin.

Cần đảm bảo vệ sinh cho bé.

Thức ăn cần được nấu kĩ trước khi cho trẻ ăn.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo.

Vệ sinh tay sạch sẽ khi cho trẻ ăn.

9. Quai bị

Quai bị là một bệnh lành tính, dấu hiệu khi bị bệnh là ho, sốt, sưng ở mang tai thường kéo dài 3 đến 5 ngày.

Nếu đang mắc quai bị mà bé có biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, sờ rắn lại (ở bé trai), đau bụng dưới (ở bé gái) hoặc thấy đau đầu, nôn... thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau... Có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảm những cơn đau cho bé; chăm sóc răng miệng cho bé sạch sẽ; cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

35
 

Phòng tránh:

Chống lạnh cho bé (mũ, áo, khăn quàng cổ, tắm nước ấm...) và đeo khẩu trang chống bụi cho bé.

Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý.

Cho bé ăn uống đủ chất để có năng lượng chống lạnh và súc miệng nước muối hằng ngày.

Nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng khí.

10. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thủy đậu là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ...Tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,...Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

36
 

Phòng tránh:

Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Theo VietQ

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.