Chủ nhật, 12/09/2021, 21:36 PM

Bối rối khi dạy, học trực tuyến

“Cả hai vợ chồng cùng mất việc do dịch Covid-19, giờ con học online không biết làm sao. Không phải nhà nào cũng có tiền mua laptop để con học. Nếu học online, tôi chỉ có điện thoại để con tham gia học. Nhưng, điện thoại “cùi bắp” nên bắt sóng chập chờn lắm”. Chị Hồ Thị Ba ngụ phường 14, quận 8, TP.HCM chia sẻ nỗi lo khi con học trực tuyến.

Rối rắm vì con học…online

2 năm nay, vợ chồng chị Ba, anh Thành dắt díu từ quê Quảng Ngãi vào TP.HCM thuê phòng trọ để lập nghiệp với nghề buôn ve chai, cũng là thời gian dịch Covid-19 đã diễn ra và ảnh hưởng công việc nặng nề. Không nỡ gửi con trai cho ông bà, nên cả 2 cũng chuyển trường cho con vào TP.HCM để đi học. Thế nhưng, đợt dịch từ tháng 6 đến nay khiến 2 vợ chồng phải “chôn chân” tại phòng trọ liên tục mà không thể đi làm do lao động tự do bị ảnh hưởng. Chưa kể, cả 2 vướng vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan do không thể về quê tránh dịch vì con trẻ phải nhập học, dẫn đến khó khăn dồn dập.

Mới đây, khi nhận thông báo hoãn lịch tựu trường của con, chị Ba bớt được nỗi lo khi con không phải đến trường trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, khi nhận tin con học online thì nỗi lo càng dâng lên khi gia đình không có điều kiện để con học tập.

Phụ huy phải ngồi cạnh màn hình chính để trông con học online

Phụ huy phải ngồi cạnh màn hình chính để trông con học online

“Khi con học online là tôi cũng phải ngồi kế bên để trông chừng vì sợ tai nạn điện hoặc cháy nổ điện thoại do quá nóng, cũng như nhắc chừng cho cháu học nghiêm túc. Thật ra, việc này không hề dễ dàng cả phụ huynh lẫn học sinh. Đối với các môn bé không thích thì môn học này không hề hiệu quả, còn những môn sở trường thì lại đạt hiệu quả không cao…”, chị Ba cho biết thêm.

Chung cảnh ngộ với chị Ba, gia đình của anh Nguyễn Thanh Minh (ngụ quận 7) hiện đang là công nhân của Khu chế xuất Tân Thuận cũng 2 tháng nay không thể về thăm con gửi ở quê ngoại tại Cần Giuộc (Long An), kể từ khi quận 7, TP.HCM bùng phát dịch. Một cảnh 2 quê càng khó khăn, khi 2 vợ chồng gửi gắm 2 đứa con đang tuổi đến trường cho ông bà chăm nom. Đợt dịch rồi, tại quận 7 bùng phát nặng nên cách ly toàn bộ “ai ở đâu, ở yên đấy” nên anh chị không kịp về Long An tránh dịch. Hiện tại, 2 đứa con anh học online nhưng không có điện thoại hay laptop để học vì ông bà ngoại không sài được Smart Phone, cũng như không có mạng internet. Hàng ngày anh chị phải nhờ người Dì ruột chạy từ nhà cách đó 3km để đưa điện thoại mượn cho cháu học.

Một giờ học online của trường tiểu học tại Đà Nẵng

Một giờ học online của trường tiểu học tại Đà Nẵng

"Học phí của con tôi có thể lo được. Nhưng con mà học online, phải có điện thoại thông minh, máy tính. Điều kiện gia đình lại không cho phép mua những thiết bị này, mà ba mẹ già cũng không biết sài công nghệ. Bây giờ đang trong thời gian giãn cách, các cửa hàng điện máy điều đóng cửa nên học tập bằng hình thức online khó khăn lắm", anh Minh nói.

Giáo viên cũng…oải!

Sau 1 tuần học online, nhưng bé Châu Ngọc N. (lớp 1, tại TP.Thủ Đức) con của anh Nam vẫn chưa quen với thầy, cô, bạn bè và chưa hiểu được môi trường học tập. Chưa kể bé đang học nửa chừng bỗng đòi ba mẹ ẵm, hoặc không thích học nữa rồi đòi lấy đồ chơi ra chơi.

“Lớp 1 học tại trường đã là khó khăn rồi, nay lại học ở nhà trực tuyến lại càng khó khăn hơn. Hình thức học này đã gây khó khăn cho cả cô giáo và học sinh. Khi dạy, cô không biết được con có đang tập trung hay ngồi học đúng tư thế không. Chưa kể các bé còn mè nheo, không thích hoặc không muốn nhìn vào laptop nghe cô giáo giảng. Lúc này, tôi phải ngồi kề bên động viên liên tục…”, anh Nam tâm sự.

Cô Võ Thị H. (giáo viên lớp 1, TP Thủ Đức) cho biết, lúc đầu khi tiếp nhận hình thức dạy trực tuyến thì nhiều giáo viên khá bỡ ngỡ. Riêng cô H. càng lo lắng và suy nghĩ nhiều cách giảng dạy hơn, bởi năm nay cô là chủ nhiệm khối lớp 1, độ tuổi học sinh còn chưa quen với môi trường học tập.

Học online khiến cho học sinh, lẫn giáo viên gặp khá nhiều khó khăn. Ảnh chụp lại của một giờ học online của một trường tiểu học tại Đà Nẵng

Học online khiến cho học sinh, lẫn giáo viên gặp khá nhiều khó khăn. Ảnh chụp lại của một giờ học online của một trường tiểu học tại Đà Nẵng

“Dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, quả là áp lực khá lớn. Bởi bản thân giáo viên như tôi chưa quen hình thức dạy thế này. Vừa tập cho các bé quen thầy cô, bạn bè, lại uốn nắn cho bé cách ngồi học, cách chăm chú nghe giảng. Cái khó là học tập thì theo chương trình giáo dục, nhưng học thì tại nhà nên lúc đầu các bé khá khó điều chỉnh vì ỉ lại bố mẹ. Sau nhiều lần thay đổi phương pháp dạy hiệu quả, tôi đã khiến các bé chăm chú hơn. Tuy nhiên, thời gian cho việc dạy học trực tuyến quả thật tốn khá nhiều thời gian”, cô H. cho biết.

Được biết, trong tuần qua giáo viên trên đã thực hiện nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp để đưa học sinh quen với nề nếp, đồng thời phải tốn nhiều thời gian hướng dẫn từng học sinh cách cầm viết. Theo đó, trước khi vào học thì các phụ huynh sẽ nhận được thông báo chuẩn bị sẵn những vật dụng để hỗ trợ con, kèm thời gian bắt đầu. Sau đó, yêu cầu phụ huynh cũng ngồi bên cạnh để có thể hướng dẫn cho bé học khi cần thiết. Kết thúc một tuần học, giáo viên đã gửi nhận xét về từng học sinh để phụ huynh nắm bắt thông tin, qua đó có cách phối hợp với giáo viên hỗ trợ con tốt hơn.

Đó là trường hợp giáo viên trẻ, họ “năng động” hơn khi sử dụng các phương tiện laptop, hoặc các hình thức trình chiếu, giảng dạy trực tuyến. Còn đối với các giáo viên lớn tuổi khá vất vả do thao tác chậm, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, nên chưa rành hình thức dạy qua mạng lẫn cách sử dụng máy tính hiệu quả, dẫn đến chất lượng nhiều tiết học không đảm bảo. Hoặc, đường truyền internet chập chờn cũng khiến cho các giáo viên lớn tuổi gặp khá nhiều khó khăn.

Cao Tuấn

Bình luận

Nổi bật

Binh đoàn 12 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn vừa làm nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, vừa tham gia phát triển kinh tế

Binh đoàn 12 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn vừa làm nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, vừa tham gia phát triển kinh tế

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Phát huy truyền thống anh hùng của Bộ đội Trường Sơn, Binh đoàn 12 vừa làm nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, nhiệm vụ quốc tế, vừa tham gia phát triển kinh tế, tiếp tục đứng chân trên những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, trải rộng trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố trong nước.

Vùng Đồng bằng sông Hồng: phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp

Vùng Đồng bằng sông Hồng: phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Ngày 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng.

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung đang thăm, làm việc tại Việt Nam.