Bộ Y tế hướng dẫn chuẩn đoán hiện tượng đông máu sau tiêm vắc-xin COVID-19
(CL&CS) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19.
Theo Bộ Y tế, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.

Nếu có biểu hiện bất thường thì chuyển người sau tiêm vaccine lên tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia (hình minh họa)
Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT.
Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Cũng theo Bộ Y tế, tại cơ sở y tế xã/phường, trung tâm y tế quận/huyện, cần theo dõi người tiêm vắc xin COVID-19. Nếu xuất hiện ít nhất 1 trong các triệu chứng lâm sàng trên cần chuyển người sau tiêm vắc xin COVID-19 lên tuyến cao hơn và xử trí cấp cứu bệnh nhân nếu có.
Tại các bệnh viện tuyến huyện/quận, người tiêm vắc xin COVID-19 nếu xuất hiện một trong các triệu chứng: đau đầu dai dẳng, đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa), đau phù chi dưới hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da thì cần thực hiện các xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu cơ bản, các thăm dò khác như siêu âm, Xquang, cộng hưởng từ... để tìm nguyên nhân. Nếu có biểu hiện bất thường thì chuyển người sau tiêm vaccine lên tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia.
Với người tiêm vắc xin có triệu chứng đau đầu dữ đội, các triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, khó thở đau ngực, chảy máu xuất huyết đe dọa tính mạng cần chuyển lên tuyến cao hơn.
Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố, cần làm các xét nghiệm theo yêu cầu, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý có thể gặp theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Nếu vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị cần hỏi ý kiến chuyên gia hoặc chuyển tuyến theo quy định.
Các bệnh viện tuyến trung ương hoặc tương đương hạng I, hạng đặc biệt tiếp nhận những người tiêm vaccine có biến chứng nặng, tham vấn ý kiến chuyên gia khi cần thiết...
Hồng Liên
Bình luận
Nổi bật
'Miễn viện phí toàn dân là điều không quá xa vời'
sự kiện🞄Thứ năm, 08/05/2025, 14:19
(CL&CS) - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, khám sức khoẻ định kỳ và miễn viện phí toàn dân là điều không phải quá xa vời, nếu chúng ta có quyết tâm chính trị đủ mạnh, tạo sự đồng thuận xã hội rộng rãi và có lộ trình thực hiện rõ ràng, bài bản.
Phát động đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
sự kiện🞄Thứ năm, 08/05/2025, 10:43
(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
sự kiện🞄Thứ năm, 08/05/2025, 07:58
(CL&CS) - Hệ thống Y tế Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T, 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6,5kg, sử dụng nguồn tạng từ người hiến chết não. Đây là lần đầu tiên một bệnh viện tư nhân thực hiện thành công ca ghép gan cho một trong số ít bệnh nhi nhỏ tuổi nhất và nhẹ cân nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Thành công này tiếp tục khẳng định năng lực chuyên môn đỉnh cao và hệ thống vận hành đồng bộ của Vinmec trong lĩnh vực ghép tạng phức tạp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.