Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: 'Tăng năng suất là chìa khóa thực hiện mục tiêu kép'
(CL&CS) - Trong bối cảnh Covid-19, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tăng năng suất lao động.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ nói như trên tại Hội nghị thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), khai mạc chiều 10/12, tại Hà Nội. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất.
Theo Bộ trưởng, cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đặt các quốc gia trước thách thức của việc phải luôn đổi mới các phương thức quản trị và hệ thống điều hành để thích ứng với trạng thái bình thường mới.
"Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt trong việc giúp các Chính phủ thực hiện mục tiêu kép, vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh, vừa nhanh chóng phục hồi kinh tế", Bộ trưởng nói.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong góp phần tái định hình thế giới sau Covid-19 và điều chỉnh chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
"Lợi thế cạnh tranh sẵn có của ASEAN cần được bổ sung thêm các giá trị của khoa học và công nghệ tiên tiến, năng lực chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao", Bộ trưởng nói và nhấn mạnh, sáng kiến hợp tác giữa ASEAN và APO về năng suất cho phép các bên khai thác các cơ hội mới, lĩnh vực và phương thức hợp tác mới với các chương trình, dự án cụ thể có thể mang lại hiệu quả và tác động lớn, giúp các nền kinh tế thành viên trở nên năng suất hơn, cạnh tranh hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn trước các thách thức và biến động khó lường của thế giới hiện đại.
Theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tăng cường năng suất và công nghệ là chìa khóa để hội nhập và kết nối thành công vào mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia trong khu vực và chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, cần nhiều hơn nữa các giải pháp thông minh, sáng tạo, thực tiễn và kịp thời để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
"Lực lượng khoa học và công nghệ phải được trang bị đủ năng lực và tiềm lực để đón đầu các xu hướng mới, giải quyết được các thách thức đặt ra trong thực tiễn, hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trụ vững và phát triển dựa trên các nền tảng sản xuất thông minh và công nghệ mới", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.
Ông khẳng định Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (đơn vị được ủy quyền là đại diện thường trực của Việt Nam tại APO và là đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO...) hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN, góp phần thực hiện thành công Sáng kiến về sản xuất thông minh trong năm 2020.
Bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN trong việc nâng cao năng suất. Ông Yamada Takio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng Việt Nam với quy mô dân số lớn, đội ngũ lao động cần cù và ưu tú đang trở thành thị trường tiềm năng.
"Trong bối cảnh đại dịch việc cải thiện năng suất trở nên thiết hơn lúc nào hết để phát huy nguồn lực trên. Chính phủ Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước ASEAN trong lĩnh vực nâng cao năng suất lao động".
Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 10-11/12. Các thành viên APO (gồm 8 trong tổng số 10 quốc gia ASEAN đã là thành viên của APO (trừ Myanmar và Brunei sẽ cùng đóng góp ý kiến cho dự thảo bản Lộ trình và tạo cơ hội cho bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt các ý tưởng mới cũng như các xu thế phát triển của thế giới và khu vực như chuyển đổi số, sản xuất thông minh và thúc đẩy năng suất dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm góp phần vào xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nghị cũng là một trong các sự kiện để triển khai sáng kiến của Việt Nam (do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề xuất) trong Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 về xây dựng lộ trình, giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh cho các quốc gia ASEAN.
- ▪VinShop tung “tuyệt chiêu công nghệ” giảm gánh nặng cho chủ tạp hóa
- ▪Ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai công nghệ Tap to phone và NFC
- ▪Phát triển khoa học và công nghệ ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, điện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
- ▪Bản tin Tâm điểm Chất lượng và cuộc sống: Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ ứng dụng công nghệ sinh học
Bình luận
Nổi bật
Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.