Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 22/07/2016, 23:10 PM

BIDV lại “đau đầu” vì có thêm khoản nợ khó đòi

(NTD) - Mới đây, CTCP Khoáng sản Na Rì Haminco (KSS) bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ký quyết định hủy niêm yết bắt buộc hơn 49,43 triệu cổ phiếu KSS kể từ ngày 12/8/2016. Nguyên nhân là công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính kết thúc năm 2015 của KSS. Thông tin này khiến BIDV “đau đầu” vì KSS là “con nợ” với số tiền gần cả ngàn tỷ đồng.

BIDV ngồi trên đống lửa

  Khi biết được thông tin này Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chắc hẳn đứng ngồi không yên, bởi tại đây, BIDV còn mắc kẹt khoản nợ gần 986 tỷ đồng.

  Vào tháng 6/2015, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Dĩnh và Kế toán trưởng của KSS bị khởi tố khiến công ty trở thành “rắn mất đầu”. Cổ phiếu KSS trên thị trường lúc bấy giờ bị bán tháo và rơi vào diện bị kiểm soát.

  Tính đến ngày 31/12/2015, theo Báo cáo tài chính kiểm toán, tổng nguồn vốn của KSS đạt 1.835 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 1.464 tỷ đồng, chiếm 79,7% nguồn vốn của công ty. Trong đó, khoản vay ngắn hạn chiếm 1.425 tỷ đồng, riêng khoản nợ tại BIDV chi nhánh Bắc Cạn lên đến 947 tỷ đồng. Đây là khoản vay dài hạn tại BIDV theo hợp đồng tín dụng đầu tư ngày 20/5/2009 thời hạn vay 7,5 năm, lãi suất 6,9%/năm, bảo đảm bằng tài sản. Khoản vay dài hạn này đến hạn trả và được chuyển sang khoản mục vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, KSS còn vay dài hạn tại BIDV Bắc Cạn gần 39 tỷ đồng. Như vậy, tổng vay nợ của KSS tại BIDV là gần 986 tỷ đồng, đến hạn trả vào cuối năm 2016.

  Đối với tình hình kinh doanh của KSS, tính đến hết tháng 3/2016, KSS đạt doanh thu 15,6 tỷ đồng, giảm đến 42,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lỗ đến 11,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lợi nhuận 968,5 triệu đồng. Tổng tài sản ngắn hạn của KSS đạt 1.531 tỷ đồng, các khoản phải thu chiếm tới 76,5%. Tiền mặt của doanh nghiệp này chỉ còn vọn vẹn 2,3 tỷ đồng và hàng tồn kho còn 346 tỷ đồng.

  Chính vì vậy, báo cáo tài chính của KSS đã bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thể xác định được tính đúng đắn của các khoản công nợ phát sinh đến thời điểm 1/1/2015. Và điều này khiến KSS rơi vào tình trạng hủy niêm yết. Hiện nay, cổ phiếu KSS chỉ còn 800 đồng/cổ phiếu.

24
BIDV lại thêm khoản nợ khó đòi.

BIDV có đòi được nợ?

  Trước thông tin này, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng cho BIDV về việc thu hồi khoản nợ tại KSS. Bởi, nhìn chung tình hình kinh doanh của KSS khó có thể phục hồi khi công ty này lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn lưu động và có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

  KSS hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, tuy nhiên ngành khoáng sản trong những năm gần đây được đánh giá là gặp nhiều khó khăn. Và không riêng gì KSS, đầu năm nay CTCP Đầu tư Khoáng sản An Thông đã xin trả lại 2 mỏ sắt Tùng Bá và Cao Linh - Khuôn Làng vì quá khó khăn, thua lỗ.

  Được biết từ năm 2012 trở lại đây nhiều doanh nghiệp khoáng sản niêm yết rơi vào tình trạng khó khăn như: Khai thác và Chế biến Khoáng sản Bắc Giang (BGM giá 1.800 đồng/cổ phiếu), Khoáng sản Fecon (FCM giá 4.900 đồng/cổ phiếu), Khoáng sản Hòa Bình (KHB giá 1.800 đồng/cổ phiếu), Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA có giá 2.200 đồng/cổ phiếu), Đầu tư và Phát triển KSH (KSH có giá 2.400 đồng/cổ phiếu), Khoáng sản Mangan (MMC giá 1.600 đồng/cổ phiếu), Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC)… Nhóm cổ phiếu ngành khoáng sản giảm giá mạnh khiến các công ty chứng khoán tỏ ra thận trọng hơn.

  Đối với KSS, Mỏ sắt Pù Ổ năm 2015 khai thác cầm chừng, sản lượng không ổn định, hơn nữa giá cả quặng sắt giảm sút khiến doanh thu, lợi nhuận không được cao như kỳ vọng. Nhà máy chế biến Chì kẽm Ngân Sơn gần như dừng hoạt động trong cả năm 2015.

  Cổ phiếu KSS, đến thời điểm ngày 20/7/2016, đã giảm 71,4% từ mức 2.800 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 800 đồng/cổ phiếu. Được biết, hiện tại lãnh đạo cũng như nhân viên KSS không còn nắm giữ cổ phiếu KSS nào, 100% cổ phiếu KSS do cổ đông ngoài công ty nắm giữ. Như vậy, xét chung tình hình của KSS thì khoản nợ đối với BIDV dường như khó có thể trả được khi hạn thanh toán chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa.

  Năm 2016 là một năm xấu của BIDV đối với các khoản cho vay khi lần lượt nhận tin các doanh nghiệp rơi vào làm ăn yếu kém như CTCP Hoàng Anh Gia Lai với khoản cho vay 10.715 tỷ đồng bao gồm các tín dụng cho vay thông thường và thu xếp phát hành trái phiếu.

Ánh Hoa

NTD So 60 (246)_Page_10
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.