Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 10/01/2014, 08:25 AM

Bị ngứa… cũng gọi đường dây nóng

– Đường dây nóng ra đời để giải quyết ngay lập tức những sự việc đang diễn ra liên quan đến thái độ của y bác sĩ; quy trình khám chữa bệnh và phản ánh những gương tốt để động viên thầy thuốc. Song vì nhiều lý do, hiệu quả của đường dây nóng chưa được như mong muốn.


>> “Nóng” với đường dây nóng ngành y tế


Hiểu mơ hồ, “ngại” sử dụng

Theo quy định, đường dây nóng chỉ tiếp nhận và giải quyết thông tin liên quan
đến thái độ của y bác sĩ; quy trình khám chữa bệnh và phản ánh những gương tốt
để động viên thầy thuốc.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, không ít người
bệnh hiện đang hiểu mơ hồ về chức năng và phạm vi tiếp nhận thông tin của số
điện thoại đường dây nóng ở các bệnh viện. 

Khi được hỏi về đường dây nóng, bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa (62 tuổi, khám tại bệnh
viện Bạch Mai) cho biết bà gọi đường dây nóng nếu có thắc mắc về các khoản thu
trước khi khám, chụp chiếu.

Còn bệnh nhân Trần Văn Nụ thì cho biết cứ có vấn đề
gì chưa hiểu mà không hỏi được nhân viên, cán bộ y tế là ông đều bảo người nhà
gọi thẳng vào đường dây nóng với mong muốn được giải đáp vì nghĩ rằng đường dây
nóng có thể giải quyết tất cả các vấn đề.

Bên cạnh việc chưa hiểu đúng về chức năng của đường dây nóng, theo khảo sát của
PV tại một số bệnh viện lớn, người bệnh chưa biết nhiều đến sự có mặt của
đường dây nóng trong bệnh viện và cũng chưa hình thành thói quen tìm đến đường
dây nóng mỗi khi gặp rắc rối trong quá trình khám chữa bệnh.

Nhiều bệnh nhân cho biết họ “ngại” không dám phản ánh những bất cập bởi khi gọi
đến đường dây nóng là phải để lại tên tuổi, khoa phòng đầy đủ, nếu bệnh viện để
lộ ra thì người bệnh càng thiệt vì sợ bị cán bộ y tế “soi”.

Đó là chưa kể đến chuyện dù bệnh viện có “bảo mật” thông tin cá nhân người bệnh
thì người bệnh vẫn lo ngại chỉ cần qua nội dung câu chuyện được phản ánh là cán
bộ y tế cũng có thể biết được người phản ánh là ai.

Bị ngứa cũng gọi đường dây nóng

2 giờ sáng, đường dây nóng của bệnh viện Bạch Mai còn nhận được điện thoại của
người dân hỏi về giá khám chữa bệnh, xin tư vấn cách xử lý bệnh tật. Có bệnh
nhân bị ngứa cũng nửa đêm gọi đường dây nóng hỏi cách giải quyết.

Bên cạnh đó là nhiều cuộc gọi “trời ơi” khác như xin số điện thoại bác sỹ, gọi
để trêu đùa, gọi để thử xem đường dây nóng có người trực không.

Có trường hợp
gọi quá nhiều nhưng không phản ánh gì nên người trực không nghe khi nhìn thấy số
điện thoại đó. Ngay sau đó, người gọi điện lại gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế
phản ánh rằng đường dây nóng bệnh viện Bạch Mai không có người nghe
”, ông Dương
Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Bạch Mai nói. 

Còn tại BV Việt Đức, đường dây nóng đã có từ lâu nhưng kể từ khi được củng cố và
hoạt động mạnh trở lại khoảng gần 2 tháng nay thì số cuộc gọi không đúng phạm vi
giải quyết cũng nhiều vô kể.

Đó là những cuộc gọi xin “tư vấn” bệnh, hỏi về chế độ BHYT, than thở “mất ngủ
thì phải làm sao” hoặc “đau dạ dày phải khám ở đâu?”. Đó là chưa kể đến chuyện
có cuộc gọi gọi đến chỉ để trêu đùa, gọi đến để hỏi “đây là cơ quan nào nhỉ?!”.

Ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BV Bạch Mai cho biết,
những cuộc gọi trên không phải ít. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là người
dân chưa hiểu bản chất của đường dây nóng nên có bức xúc gì đều gọi thẳng vào đó.

Do vậy, dù được bệnh viện quan tâm triển khai thực hiện nhưng số cuộc gọi đúng
nội dung gọi vào đường dây nóng hiện không cao (đó là chưa kể đến việc bao nhiêu
cuộc gọi đúng phạm vi có nội dung phản ánh chính xác).

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, trong tháng 12/2013, bệnh viện nhận được
tổng cộng 196 cuộc gọi vào đường dây nóng, trong đó có 3 cuộc gọi phản ánh thái
độ, 17 cuộc gọi phản ánh nội dung liên quan đến công tác khám chữa bệnh, còn lại
176 cuộc gọi có nội dung không thuộc chức năng giải quyết của đường dây nóng.

Lãnh đạo các bệnh viện cho rằng, chủ trương triển khai thực hiện đường dây nóng
thì đúng đắn nhưng khi đề ra mới chỉ nhìn được mặt tích cực chứ chưa lường trước được mặt trái để tính được hiệu quả thực sự mà đường dây
nóng mang lại.

Vì thế, để nâng cao hiệu quả và giúp hoạt động đường dây nóng đi vào thực chất,
lâu dài, ngành Y tế (Bộ, Sở, bệnh viện) cần tuyên truyền cho người dân hiểu đúng
về chức năng của đường dây nóng để từ đó họ biết cách lựa chọn, sàng lọc đúng
thông tin để phản ánh, mang lại hiệu quả cao. Còn các bệnh viện cũng cần tổ chức
triển khai, quản lý đường dây nóng khoa học để có thể đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu của người bệnh.

Trong lúc lãnh đạo Bộ Y tế đang thúc giục tăng cường hoạt động đường dây nóng
thì nhiều người trực điện thoại đường dây nóng tỏ ra khá căng thẳng, áp lực. Bởi
công việc này là kiêm nhiệm (bên cạnh công việc chuyên môn vẫn cần giải quyết)
nhưng nếu không hoàn thành tốt thì sẽ bị kỷ luật nặng.

Cẩm  Quyên

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.