Dữ liệu cũ
Thứ hai, 14/10/2019, 14:23 PM

Bệnh Parkinson “tấn công” người trẻ

(NTD) - Nhiều người vẫn cho rằng Parkinson là căn bệnh của người già. Tuy nhiên căn bệnh trên đang có xu hướng “trẻ hóa”. Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 10% bệnh khởi phát ở độ tuổi dưới 40, cá biệt có trường hợp trước 30 tuổi đã mắc bệnh. Hơn ai hết, người trẻ tuổi mong muốn điều trị dứt điểm để thoát khỏi căn bệnh này.

Chưa tới 40 tuổi đã mắc bệnh

Bác sĩ ở Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ, bởi quan niệm chỉ người già mới mắc bệnh nên nhiều người trẻ không chấp nhận mình mắc căn bệnh này. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng run nhiều mới đi khám thì bệnh đã khởi phát nhiều năm, trở nặng, sắp tàn phế.

Trường hợp chị Trần Thị H. (32 tuổi, Bình Dương) là một ví dụ. Chị kể: “Tôi làm thợ may nên phải sử dụng đôi tay thường xuyên, công việc cần sự tỉ mỉ. Cách đây hơn 2 năm, phát hiện các ngón tay bị run nhiều, sau đó cứng khó vận động, kèm theo mỗi khi đứng khó giữ cân bằng. Cứ tưởng đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ, cơ thể ít vận động nên chỉ bị ‘choáng’ nhẹ, tôi không quan tâm. Đến khi cả hai bàn tay đều run, rồi lan dần cả cánh tay khiến tôi không may đồ được, thậm chí cầm thức ăn cũng khó, tôi mới đến Bệnh viện quận Thủ Đức khám…”.

Tại đây, sau khi sử dụng các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán, chị H. bất ngờ khi được thông báo mình bị mắc bệnh Parkinson khi ở tuổi 30 và bệnh ở giai đoạn nặng. Chỉ trễ một thời gian nữa là chị có nguy cơ tàn phế. Hiện nay, sau gần 2 năm điều trị ngoại trú, bệnh tình của chị đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên do tay vẫn còn run nên chị không thể làm lại nghề cũ, do yêu cầu công việc tỉ mỉ.

Gần 11 năm điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chị Lý Thanh N. (quận 6) đã may mắn thoát khỏi nguy cơ bại liệt, dẫu đi lại vẫn còn khó khăn. Hiện chị N. đang là thành viên tích cực của câu lạc bộ dành cho người bệnh Parkinson tại bệnh viện. 11 năm trước, khi đi dạy học chị phát hiện bị đơ cứng chân tay, khó vận động, tần suất tăng dần và lan rộng ra các chi. Tưởng chị bị đột quỵ, gia đình đưa đi khám và chẩn đoán ra căn bệnh trên. Cách đây vài năm, chị đã được phẫu thuật kích thích não sâu đồng thời dùng thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng hằng ngày, chị đã đi lại được.

Phẫu thuật kích thích não đang mở ra cơ hội mới cho người mắc bệnh này, giúp bệnh nhân giảm rối loạn vận động đến 70-80%. Đơn cử như trường hợp của bệnh nhân Lê Văn D. (45 tuổi, Hóc Môn), anh bị mắc bệnh này từ 9 năm trước với những triệu chứng run, đi đứng khó khăn và sau đó nằm liệt giường. Thời gian đầu, anh được điều trị bằng thuốc và có hiệu quả, nhưng hơn 5 năm thì bắt đầu có những biến chứng do thuốc gây ra. Gần 2 năm trước, anh được phẫu thuật kích thích não sâu, rất may mắn mọi hoạt động, sinh hoạt của anh đã trở lại bình thường và những biến chứng của thuốc không còn.

a
Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân sau ca mổ.

Cẩn thận với triệu chứng của Parkinson

Theo bác sĩ CK2 Lê Trần Vinh - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện quận Thủ Đức, Parkinson là hội chứng rối loạn và thoái hóa thần kinh não bộ, tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh xảy ra do một nhóm tế bào não sản xuất dopamin bị chết đi hàng loạt. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, có chức năng điều hòa và kiểm soát các vận động, cử động của cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt.

Bệnh Parkinson ở người già hay người trẻ đều có thể gặp các triệu chứng run, cứng đờ, chậm chạp, khó giữ thăng bằng, dễ rối loạn cảm xúc, thay đổi trạng thái cơ thể. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần, nếu không được phát hiện, điều trị đúng và kịp thời thì sau 5-7 năm, người bệnh có nguy cơ bại liệt.

Hiện Bệnh viện quận Thủ Đức cũng đang điều trị cho hàng trăm bệnh nhân ngoại trú đang mắc phải căn bệnh này.

Các chuyên gia y tế chia sẻ, về nguyên nhân gây bệnh, bên cạnh những trường hợp có tiền sử gia đình, những người tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc thuốc trừ sâu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Khi phát hiện các dấu hiệu như đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi, run khi nghỉ, mất ổn định tư thế là những triệu chứng chính có thể nhận biết bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh này có có những biểu hiện như mất ngủ, viết chữ khó khăn, chảy nước dãi, tiểu gấp, thường xuyên bị táo bón…

Điều đáng nói, đây là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn chưa có phương pháp nào chữa lành dứt điểm, nếu như không được điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ bị loạn thần kinh, tàn phế, nằm liệt một chỗ và có nguy cơ tử vong cao khi nằm lâu bị lở loét, viêm phổi… Chính vì vậy, với những trường hợp bị nặng cần vừa kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu. Đồng thời cần có chế độ ăn uống hợp lý theo từng giai đoạn của bệnh. Ngoài ra, để cải thiện triệu chứng, người bệnh cần phải tập thể dục mỗi ngày nhằm giúp các cơ linh hoạt và thể chất khỏe mạnh hơn.

a1
Thử nghiệm liệu pháp mới điều trị căn bệnh Parkinson

 Tuấn Anh

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.