Thứ năm, 07/10/2021, 16:19 PM

Bao giờ Việt Nam gỡ được “thẻ vàng” ?

(CL&CS) - Theo đề án Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu gỡ “thẻ vàng” vào năm 2022-2023. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nỗ lực của Việt Nam là phải gỡ được "thẻ vàng" trong thời gian sớm nhất…

Liên quan đến việc thực hiện các khuyến nghị để gỡ "thẻ vàng" IUU (tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định), thông tin tại cuộc Họp báo thường kỳ quý III/2021 của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm nay vì dịch COVID-19 nên phía EC không sang Việt Nam kiểm tra công việc khắc phục "thẻ vàng". Dự kiến, ngày 27/10 tới đây, phía EC sẽ họp trực tuyến với Tổng cục Thủy sản về nội dung trên.

"Về cơ bản, Tổng cục Thủy sản đã có báo cáo gửi EC, trao đổi về những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam về việc gỡ "thẻ vàng" trong năm 2021, cũng như cả quá trình suốt 4 năm gỡ "thẻ vàng" của chúng ta. Việt Nam đã rất nỗ lực từ Trung ương đến địa phương để giải quyết việc này. Đến nay, chúng tôi nghĩ không thể bị EC nâng từ "thẻ vàng" lên "thẻ đỏ". Trước mắt, hết 2021 chúng ta vẫn cố gắng duy trì ở mức "thẻ vàng""- ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, gần 4 năm qua, Việt Nam rất nỗ lực triển khai các giải pháp từ Trung ương đến các địa phương, từ các Bộ, ngành và cả sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông trong việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Trong năm nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU đã có cuộc họp triển khai các nội dung để gỡ "thẻ vàng". Đặc biệt, ngày 7/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU với các địa phương. Tại cuộc họp này, lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã hứa với Thủ tướng, chậm nhất đến ngày 30/12/2021 sẽ chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài.

“Đây là một trong tiêu chí rất quan trọng để xem xét gỡ thẻ vàng kết hợp với các nội dung khác để cải thiện việc này. Tổng cục Thủy sản đang xây dựng đề án Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ “thẻ vàng”, trong đó cũng đề ra mục tiêu là phấn đấu năm 2022-2023 gỡ được thẻ vàng. Như vậy, với sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ gỡ được thẻ vàng trong giai đoạn 2022-2023…”- ông Hùng kỳ vọng.

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình chống khai thác IUU ở Thanh Hóa. Hai tuần sau, các địa phương của Thanh Hóa đã vào cuộc rất sát sao trong việc chống IUU, 100% các tàu cá đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình…

1

Khẳng định nguy cơ bị EC nâng từ mức phạt "thẻ vàng" lên "thẻ đỏ" là ít xảy ra, ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, sau 4 năm bị EC phạt "thẻ vàng", thủy sản Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU. “Vì vậy, nỗ lực của Việt Nam là phải gỡ được "thẻ vàng" trong thời gian sớm nhất, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính…”- Ông Hùng nhấn mạnh. 

Theo Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỉ USD, tăng  17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,2 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam đang đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,5-8,8 tỉ USD, trong đó chú trọng một số nhóm hàng chính như: tôm, cá tra, cá ngừ...

Trước đó, ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu phía Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: Khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật./.

Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) là quy định về chống đánh bắt hải sản IUU được EC ban hành tại Quy định số 1005/20081 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010. Mục tiêu của IUU là nhằm thiết lập một hệ thống trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường EU

Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu phía Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”.

Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: Khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật./.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Khoa học và công nghệ: “Chìa khóa” để bứt phá năng suất trong nông nghiệp.

Khoa học và công nghệ: “Chìa khóa” để bứt phá năng suất trong nông nghiệp.

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:59

(CL&CS) - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là “chìa khóa” để “bệ đỡ” nền kinh tế phát triển bền vững, trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam.

Công nghệ là “xương sống” giúp doanh nghiệp phát triển và tăng năng suất lao động

Công nghệ là “xương sống” giúp doanh nghiệp phát triển và tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:59

(CL&CS) - Vấn đề công nghệ luôn được coi là “xương sống” giúp doanh nghiệp phát triển và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn bứt phá, trở thành một điểm sáng trên tiến trình làm chủ công nghệ của mình, một trong những chiến lược quan trọng đó chính là phát triển khoa học, công nghệ và không ngừng đổi mới sáng tạo.

Hoạt động đo lường: Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong xã hội

Hoạt động đo lường: Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong xã hội

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:23

(CL&CS) - Nhiệm vụ hàng đầu của đo lường trong sản xuất là cung cấp những thông tin sơ cấp dùng trong kỹ thuật xử lý số liệu bằng điện tử và tin học để tối ưu hoá quá trình công nghệ, tối ưu hoá việc sử dụng vật liệu và năng lượng.