Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 06/11/2015, 16:35 PM

Ba đời với hơn 30 năm “vác đơn” đi đòi công lý

(NTD) - Theo đơn thư của bà Nguyễn Thị Xuân Đào gửi đến Báo Người Tiêu Dùng, gia đình bà ba đời “vác đơn” đi khiếu nại, kiện tụng, tranh chấp, để đòi lại mảnh đất của ông cha để lại. Họ đã đổ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt mới có được mảnh đất này, nay UBND Q.7 đã lấy giao cho CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín đầu tư xây dựng khu dân cư, phận làm con cháu, tôi quyết đi tìm lẽ công bằng cho gia đình...

Từ đơn kêu cứu “đòi lại” 6,5 ha

Trong đơn thư, bà Đào khiếu nại chính quyền địa phương, trực tiếp là UBND Q.7 đã lấy đất của gia đình bà giao cho CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) quy hoạch khu dân cư.

Dẫn lời từ đơn khiếu nại của bà Đào: “Trước năm 1955, ông bà ngoại tôi, ông Nguyễn Văn Sung và bà Hồ Thị Nhờ mua lại của Công ty Địa ốc Châu Á thửa ruộng 100.800 m2 (10,8 ha), tọa lạc tại xã Phú Mỹ, huyện Nhà Bè, TPHCM (nay là khu phố 1, tổ 1, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM), và sau đó, mẹ tôi là Phan Thị Số được hưởng thừa kế do cha mẹ để lại. Do thửa đất này có nguồn gốc thuộc sở hữu của gia đình có bằng khoán, có hợp đồng mua bán, gia đình bà Phan Thị Số đã sử dụng, sinh sống trên diện tích đất này.

Ba đời với hơn 30 năm “vác đơn” đi đòi công lý
Ông Trần Văn Trọng, người nhà bà Đào chỉ mảnh đất bị chiếm.
Ba đời với hơn 30 năm “vác đơn” đi đòi công lý2
Khu đất nằm trong dự án quy hoạch dân cư.

Đến năm 1955, ông Nguyễn Văn Sung đã ký một bản khế ước “Tá điền kiểu mẫu” cho các hộ tá điền thuê đất với mục đích canh tác. Trong thời gian cho tá điền thuê đất để canh tác, ông Sung và bà Nhờ đã sử dụng số tiền cho thuê đất này để đóng góp cho Ban kinh tài của Cách mạng.

Cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một phần đất 10,8 ha của gia đình bà Đào, có nhiều hộ dân trực tiếp sử dụng do đó bà Phan Thị Số đã liên tục nhiều lần gửi đơn khiếu nại yêu cầu trả lại đất nhưng không được chính quyền giải quyết.

Đến năm 2009, bà Phan Thị Số, đã gửi đơn tới Văn phòng tiếp công dân để khiếu nại và đề nghị giữ nguyên hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng khoảng 6,5 ha. Bên cạnh đó, bà đề nghị giải quyết cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại ấp 1 xã Phú Mỹ, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Mãi đến năm 2006, bà Phan Thị Sổ nhận được công văn trả lời của UBND Q.7 (số 3135/CV-UBND) với nội dung: Căn cứ Khoản 2 - Điều 2 Luật Đất đai 1993: “Không thừa nhận việc đòi lại đất cũ đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước”; và lần thứ hai vào năm 2014, UBND Q.7 cũng trả lời bằng văn bản với nội dung căn cứ Khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”

Ban hành quyết định có vi phạm luật?

Bức xúc việc UBND Q.7 viện dẫn văn bản pháp luật cho là không đúng và thiếu cơ sở bởi từ sau ngày giải phóng miền Nam, gia đình bà liên tục nhiều lần gửi đơn khiếu nại và xin cấp chủ quyền sử dụng đất nhưng lại không được giải quyết, và cũng không có hướng dẫn cụ thể nào cho người dân như gia đình bà.

Trong thời gian khiếu nại, gia đình bà chưa nhận được văn bản trả lời, thì vào ngày 21/6/2007, UBND Q.7 ban hành văn bản chấp thuận đầu tư dự án xây dựng khu dân cư tại P.Phú Thuận của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (số 1870/UBND-ĐT), cùng với Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch dự án Khu dân cư phía Bắc rạch Bà Bướm do CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín làm chủ đầu tư (Số 67/ QĐ-UBND). “UBND Q.7 đã có động thái xây đất của gia đình bà đang đòi để giao lại cho CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín khai thác làm dự án dân cư phía bắc Rạch Bà Bướm” bà Đào nói.

Có thể nói, chính những văn bản của UBND Q.7 ban hành làm hoang mang dân cư đang sinh sống tại đây. Những người dân đang sinh sống nơi đây thật sự bức xúc khi thấy dự án đang được tiếp thị chào bán như nhiều dự án khác xuất hiện trên báo chí gần đây.

Cũng chính những văn bản của UBND Q.7 đã đẩy gia đình bà Đào vào cảnh mất đất, không nhà trong khi đây là phần đất vốn dĩ thuộc về gia đình bà.

Cho rằng UBND Q.7 ra văn bản như trên là không công bằng và hợp pháp, có thể nói đây là sự tiếp tay cho những tiêu cực về đất đai đang diễn ra trong xã hội, do đó gia đình bà Đào tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng và khiếu kiện UBND Q.7 để đòi lại quyền lợi của họ.

Phan Lương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.